Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đòi lại tiền cho vay tại An Giang

Tư vấn đòi lại tiền cho vay tại An Giang là dịch vụ pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đòi lại tiền cho vay theo đúng quy định pháp luật. Người cho vay có thể tiến hành thỏa thuận, thương lượng hoặc lựa chọn giải quyết bằng Trọng tài, khởi kiện tại Tòa án để đòi lại tiền cho vay. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến quý bạn đọc một số quy định về đòi lại tiền cho vay, hướng xử lý tranh chấp cũng như dịch vụ tư vấn đòi lại tiền cho vay tại An Giang

Tư vấn hướng đòi lại tiền cho vay tại An Giang

Tư vấn hướng đòi lại tiền cho vay tại An Giang

Quy định của pháp luật về đòi lại tiền cho vay

Vay tiền là một loại giao dịch dân sự vô cùng phổ biến. Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Bên vay có nghĩa vụ trả đủ tiền cho bên cho vay khi đến hạn.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Nếu bên vay không trả nợ đúng hạn, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả nợ và các khoản lãi suất chậm trả.

Về tính lãi chậm trả, khoản 4, khoản 5 Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  1. Đối với trường hợp vay không có lãi thì khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015.
  2. Đối với trường hợp vay có lãi: đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; nếu chậm trả thì phải trả thêm lãi chậm trả.
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Về quyền đòi lại tiền cho vay, Điều 469, Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn:
  • Nếu hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo cho bên một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
  • Nếu hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo cho bên một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản
  1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn:
  • Nếu hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản trước kỳ hạn nhưng phải được bên vay đồng ý
  • Nếu hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tiền trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Bên cho vay có thể áp dụng các biện pháp sau để thu hồi nợ:

  • Yêu cầu bên vay trả nợ bằng văn bản.
  • Đàm phán, thương lượng với bên vay để giải quyết tranh chấp.
  • Khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bên vay trả nợ.

Như vậy, khi vay tiền, bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Bên cho vay có quyền đòi lại tiền cho vay theo quy định pháp luật.

>>>Xem thêm: Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?

Hướng xử lý tranh chấp đòi lại tiền cho vay

Thương lượng, thỏa thuận

Thương lượng, thỏa thuận là một phương thức hiệu quả để giải quyết tranh chấp đòi lại tiền cho vay. Thương lượng, thỏa thuận thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự định đoạt của các bên.

Ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp này là các bên sẽ ít tốn kém về thời gian, về tiền bạc và quan trọng nhất là nó ít gây hại đến quan hệ vốn có của các bên. Quan hệ hai bên vẫn củng cố và duy trì được lâu dài khi thỏa thuận thành công. Đây cũng là phương thức phổ biến được các bên áp dụng cũng như được khuyến khích sử dụng khi giải quyết tranh chấp về đòi lại tiền cho vay.

Tuy nhiên, thương lượng, thỏa thuận chỉ đem lại kết quả khi mà các bên đều có thiện chí muốn giải quyết tranh chấp và tự giác thực hiện các cam kết để giải quyết tranh chấp, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Giải quyết bằng Trọng tài

Đây là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba nhằm chấm dứt tranh chấp bằng phán quyết trọng tài, buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Đối với điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Như vậy, nếu như các bên có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài từ trước thì thủ tục tố tụng trọng tài sẽ được áp dụng để giải quyết.

Ưu điểm của phương thức này là các bên có thể linh hoạt, chủ động trong thủ tục giải quyết tranh chấp. Đồng thời, phán quyết Trọng tài có tính chung thẩm nên việc giải quyết một vụ việc tranh chấp rất nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo được bí mật.

Tuy nhiên, thủ tục trọng tài có chi phí khá cao. Vì có giá trị chung thẩm nên nếu phán quyết trọng tài đưa ra không chính xác thì sẽ gây tổn thất nặng nề cho bên thua kiện và khó khăn trong việc thi hành quyết định nếu một bên không thực hiện tự nguyện.

Khởi kiện ra Tòa án

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án để giải quyết tranh chấp đòi lại tiền cho vay.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp về đòi lại tiền cho vay sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Toà án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp có giá trị pháp lý cao thường được sử dụng khi không thể đòi lại tiền bằng con đường thỏa thuận. Khi đo, bên cho vay có thể tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình, có thể đòi lại tiền đã cho vay do có cơ chế thi hành án dân sự bắt buộc,

Ưu điểm của phương thức này là phán quyết của Tòa án có giá trị pháp lý và mang tính cưỡng chế thi hành cao. Chi phí tố tụng tại Tòa án thấp so với Trọng Tài; việc xét xử thực hiện thông qua hai cấp xét xử nên quyết định của toà án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng tại Tòa án không quá linh hoạt, thời gian giải quyết dài và tính bảo mật không cao.

Như vậy, người cho vay có thể thực hiện các thủ tục như trên để đòi lại tiền cho vay đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình

Hướng xử lý tranh chấp đòi lại tiền cho vay

Hướng xử lý tranh chấp đòi lại tiền cho vay

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản qua hợp đồng vay tiền

Tại sao cần dịch vụ tư vấn đòi lại tiền cho vay?

Tranh chấp về đòi lại tiền cho vay là một loại tranh chấp rất phổ biến nhưng lại khá phức tạp và có thể kéo dài, đặc biệt là đối với số tiền cho vay lớn.

Các tranh chấp về yêu cầu thành toán nợ quá hạn, đòi lại tiền cho vay đều phải tuân theo chặt chẽ các quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều cá nhân, tổ chức không lựa chọn các hình thức đòi lại tiền cho vay theo đúng quy định pháp luật mà lại tìm đến những cá nhân, tổ chức “đòi nợ thuê”, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, thậm chí là tính mạng của những người vay nợ. Đồng thời, đây còn lại hành vi vi phạm pháp luật và người cho vay còn có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bên cạnh đó, nhiều người vay tiền nhưng lại cố ý không trả lại cho người cho vay. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của những người cho vay.

Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ tư vấn về đòi lại tiền cho vay là một lựa chọn an toàn và hiệu quả khi muốn đòi lại tiền cho vay. Dịch vụ này mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân, tổ chức, có thể kể đến như là:

  • Luật sư tư vấn có kiến thức chuyên môn về pháp luật liên quan đến vay nợ, có kinh nghiệm thực tế giải quyết nhiều vụ việc tranh chấp đòi lại tiền cho vay. Do đó luật sưcó thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật về đòi lại tiền cho vay, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như giúp khách hàng giải quyết tranh chấp một cách đúng pháp luật, hiệu quả và nhanh chóng.
  • Thuê luật sư tư vấn sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc thu thập bằng chứng, kiểm tra đánh giá chứng cứ một cách kỹ lưỡng nhằm tăng cơ hội thành công trong vụ kiện, chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục tố tụng.
  • Luật sư bằng kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của mình sẽ giúp khách hàng trong việc đàm phán, thương lượng đòi lại tiền cho vay; thực hiện các thủ tục tố tụng tại Tòa án, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Với sự hỗ trợ của luật sư, khách hàng sẽ có khả năng thành công cao hơn trong việc đòi lại tiền cho vay theo đúng quy định pháp luật, tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

>>>Xem thêm: Cần tìm luật sư xử lý khi người vay nợ bỏ trốn không trả nợ

Quy trình tiếp nhận và trả kết quả đòi lại tiền cho vay tại An Giang

Cách thức tiếp nhận hồ sơ và thực hiện công việc khi sử dụng dịch vụ tư vấn đòi lại tiền cho vay tại Luật Long Phan PMT được tiến hành như sau:

  1. Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng
  2. Bước 2:Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;
  3. Bước 3:Khách hàng và Luật Long Phan ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
  4. Bước 4:Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và xử lý các công việc tư vấn cho khách hàng cũng như thực hiện công việc tại tòa án các cấp;
  5. Bước 5:Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý tại tòa án và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo cho đến khi tranh chấp được giải quyết

Thông thường, quy trình tiếp nhận và trả kết quả về việc đăng ký khách hàng của chúng tôi cung cấp được thực hiện như trên. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu của khách hàng, chúng tôi có thể cung cấp theo quy trình mà khách hàng mong muốn theo sự thỏa thuận, thống nhất giữa các bên và theo đúng quy định của pháp luật.

Dịch vụ luật sư tư vấn đòi lại tiền cho vay tại An Giang

Khi sử dụng Dịch vụ luật sư tư vấn đòi lại tiền cho vay tại An Giang, luật sư của Luật Long Phan PMT sẽ thực hiện các công việc với những nội dung sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu tài sản,
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân
  • Tư vấn tính lãi suất chậm trả
  • Tư vấn đòi lại tiền cho vay theo đặc thù từng loại hợp đồng vay;
  • Tư vấn phương hướng đòi lại tiền cho vay;
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ, thu thập tài liệu chứng cứ, thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa án
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, tài liệu liên quan để đòi lại tiền cho vay
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, hòa giải; tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng để đòi lại tiền cho vay
  • Tư vấn các nội dung khác liên quan

Dịch vụ luật sư tư vấn đòi lại tiền cho vay

Dịch vụ luật sư tư vấn đòi lại tiền cho vay

Việc đòi lại tiền cho vay cần tuân theo các quy định pháp luật để tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Bài viết trên đã thông tin đến quý khách hàng một số quy định pháp luật về đòi lại tiền cho vay cũng như dịch vụ tư vấn đòi lại tiền cho vay ở An Giang. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ trên, quý khách hàng hãy liên hệ Luật sư dân sự của Luật Long Phan PMT qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn.

Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: 

Tags:

Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87