Trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại được pháp luật thương mại Việt Nam quy định bên cạnh những quy định về chế tài. Điều này đã giúp cho các bên trong hợp đồng có thể dễ dàng biết được các quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý bạn đọc các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại.

Trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Quy định của pháp luật về hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam, vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này. Sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng là vi phạm cơ bản. Như vậy, để xác định có hay không một hành vi vi phạm hợp đồng thương mại thì phải thỏa mãn hai điều kiện là có quan hệ hợp đồng hợp pháp giữa các bên và có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại là việc giải phóng cho bên vi phạm khỏi các trách nhiệm pháp lý mà đáng lẽ họ phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của mình. Việc miễn trách nhiệm chỉ xảy ra nếu bên vi phạm chứng minh được những trường hợp khách quan khiến cho mình phải có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại. Những trường hợp đó có thể là do các bên thỏa thuận trước, sự kiện bất khả kháng, hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm hoặc do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.

Cơ sở pháp lý: Khoản 12, 13 Điều 3, Điều 294, Điều 295 Luật Thương mại 2005.

>>>Xem thêm: Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng

Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận

Pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép các bên trong hợp đồng tự do thỏa thuận các điều khoản, miễn là các điều khoản đó không trái pháp luật thì đều có giá trị pháp lý. Như vậy, việc thỏa thuận các điều khoản miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại cũng là một quyền của các bên trong hợp đồng. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi có hành vi vi phạm xảy ra và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Các điều khoản về miễn trách nhiệm sẽ được ghi nhận trong hợp đồng hoặc trong phụ lục của hợp đồng. Trên thực tế thì khá ít hợp đồng có thỏa thuận về vấn đề này vì điều này sẽ khiến các bên cố tình tạo ra tình huống để được miễn trách nhiệm.

Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005.

Miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại

Miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại

Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm các sự kiện tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ, lũ lụt, sóng thần, bệnh dịch hay động đất hoặc các sự kiện xã hội như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa hay bất kì hành động chiến tranh hoặc hành động thù địch cộng đồng nào. Việc chứng minh có sự kiện bất khả kháng thuộc về bên vi phạm. Tuy nhiên, việc có chấp nhận sự kiện xảy ra là sự kiện bất khả kháng hay không phụ thuộc vào bên bị vi phạm hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 và điểm b khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005.

>>>Xem thêm: Các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia

Với trường hợp này, nếu hành vi vi phạm hợp đồng của một bên không phải do lỗi của bên vi phạm mà là lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm đó. Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm. Lỗi của bên bị vi phạm phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm của bên vi phạm thì mới được xem là căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại.

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005.

Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước

Để được miễn trách nhiệm trong trường hợp này, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước là quyết định mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định đó có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm. Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng.

Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng thương mại

Hiện nay, Luật Long Phan với đội ngũ luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng thương mại, cụ thể bao gồm:

  • Soạn thảo văn bản, tài liệu khi có yêu cầu;
  • Tư vấn, chuẩn bị, liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp vi phạm hợp đồng;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Gặp gỡ, trao đổi với cơ quan Trọng tài, tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
  • Tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng với tư cách đại diện ủy quyền, luật sư.

Như vậy, bên cạnh quy định về chế tài còn có quy định về trường hợp được miễn trừ trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng. Đó là khi có thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm, do sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên kia hay do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu quý bạn đọc cần luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng thương mại hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87