Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi bị xử lý thế nào?

Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi bị xử lý thế nào? Là một câu hỏi mà nhiều phụ huynh đã thắc mắc. Vì thời gian gần đây đang xuất hiện nhiều vụ việc bắt cóc hay chiếm giữ trẻ em, những vụ việc này không ngừng tăng. Người phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi sẽ được xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Hành vi bắt cóc con ruột sau khi ly hôn bị phát hiện

Hành vi bắt cóc con ruột sau khi ly hôn bị phát hiện

Hành vi chiếm đoạt người dưới 16 tuổi là hành vi như thế nào?

Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi là một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi chiếm đoạt này là hành vi cố ý dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm mục đích là chiếm giữ hay giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi. Và hành vi này xâm phạm đến quyền của người dưới 16 tuổi.

Hành vi chiếm đoạt trẻ em

Hành vi chiếm đoạt trẻ em

Dấu hiệu pháp lý của tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

  • Về dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.

  • Dấu hiệu khách thể của tội phạm

Khách thể của tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi là quyền trẻ em, quyền được sống cùng bố mẹ, quyền được nhận sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ bố mẹ và sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của người dưới 16 tuổi.

  • Dấu hiệu chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi với lỗi cố ý, cụ thể là cố ý trực tiếp.

Người phạm tội này nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

  • Dấu hiệu khách quan của tội phạm

Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi.  Và chiếm đoạt ở đây được hiểu là hành vi tác chuyển, cách ly trái phép đứa trẻ khỏi sự quản lý của gia đình hoặc người quản lý hợp pháp và thiết lập sự quản lý đó cho mình hoặc người khác bằng các thủ đoạn nêu trên. Thủ đoạn khác có thể là lén lút, lừa dối, bắt trộm, lợi dụng tình trạng khó khăn,…

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, nhưng là dấu hiệu tăng nặng hình phạt đối với tội phạm này.

Người dưới 16 tuổi bị đe dọa dùng vũ lực khi bị chiếm đoạt

Người dưới 16 tuổi bị đe dọa dùng vũ lực khi bị chiếm đoạt

Người có hành vi chiếm đoạt người dưới 16 tuổi sẽ được xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự

Căn cứ pháp lý

Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 153 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Khung hình phạt

Người phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi sẽ được áp dụng khung hình phạt được quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó chia thành ba khung hình phạt như sau:

  • Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; đối với từ 02 người đến 05 người; phạm tội 02 lần trở lên; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: Có tính chất chuyên nghiệp; đối với 06 người trở lên; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; làm nạn nhân chết; tái phạm nguy hiểm.

CSPL: Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Luật sư bảo vệ cho người dưới 16 tuổi bị chiếm đoạt

  • Luật sư tư vấn cho bị hại về pháp luật hình sự;
  • Luật sư bảo vệ bị hại có thể tham soạn đơn tố giác tội phạm, tin báo, giai đoạn điều tra;
  • Luật sư trao đổi với người bị hại để nghiên cứu vụ việc, trực tiếp hoặc cùng bị hại thu thập chứng cứ, vật chứng vụ án để bảo vệ;
  • Đại diện cho bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại;
  • Luật sư sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra công an tại viện kiểm sát, tòa án nhân dân để nghiên cứu phương án bảo vệ;
  • Tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
  • Luật sư tham gia bảo vệ cho bị hại tại cơ quan ở giai đoạn truy tố, toà án xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm;
  • Làm đơn yêu cầu phản tố tới tòa án nhân dân để bảo vệ tốt nhất cho bị hại.

Tội phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi đang ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây. Do đó, để có phương hướng xử lý tốt khi gặp phải và nếu quý khách hàng cần sự tư vấn, hỗ trợ, hãy gọi ngay cho Luật sư hình sự của Công ty Luật Long Phan qua số Hotline 1900636387 để được các Luật sư hình sự tư vấn tận tâm.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87