Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tàu biển có nhiều phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Để có thể giành lợi thế và tránh cho bản thân không bị thiệt thòi về quyền lợi, người mua bảo hiểm tàu biển khi đó các bên tham gia bảo hiểm có thể chọn lựa các phương thức giải quyết tranh chấp như trọng tài thương mại hoặc toà án. Việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tàu biển và các quy định về hàng hải sẽ được cung cấp thông qua bài viết dưới đây
Hợp đồng bảo hiểm tàu biển là gì?
Mục Lục
Hợp đồng bảo hiểm tàu biển là gì?
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy hợp đồng bảo hiểm tàu biển là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải.
Cơ sở pháp lý: Điều 303 Bộ luật Hàng hải 2015
Các loại hợp đồng bảo hiểm tàu biển
Có 03 loại cơ bản của bảo hiểm về tàu biển :
- Bảo hiểm thân tàu (Hull Insurance): Đây là loại bảo hiểm cơ bản nhất trong bảo hiểm hàng hải, hầu hết những thiệt hại vật chất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc hay các thiết bị khác trên tàu, kèm them đó là bảo hiểm cước phí hay các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu bắt buộc phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (hay còn gọi là P&I Insurance): Đây là loại bảo hiểm những thiệt hại và tổn thất gây ra mà phát sinh từ chính trách nhiệm của chủ tàu trong suốt quá trình sở hữu hay kinh doanh, khai thác tàu biển.
- Một loại hình bảo hiểm tất yếu của bảo hiểm hàng hải đó là bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (Cargo Insurance)
Các loại bảo hiểm tàu biển khi xảy ra rủi ro về hàng hải
Đối tượng bảo hiểm tàu biển
- Tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;
- Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa, các khoản hoa hồng, các khoản tiền cho vay, bảo đảm tiền ứng trước, chi phí bị nguy hiểm khi tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;
- Trách nhiệm dân sự phát sinh do các rủi ro hàng hải.
Cơ sở pháp lý: Điều 304 Bộ luật Hàng hải 2015
Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tàu biển
Hiện nay, có 4 cách giải quyết tranh chấp hợp đồng khi xảy ra tranh chấp hợp đồng:
- Thương lượng: các bên trong hợp đồng tự đàm phán để đưa ra phương án xử lý tranh chấp mà không cần sự trợ giúp, can thiệp của bên thứ ba. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.
- Hòa giải: Có sự tham gia của hoà giải viên (bên thứ ba), các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận thông qua hòa giải viên.
- Trọng tài: các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
- Toà án: khi tranh chấp phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án.
Các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tàu biển
Hồ sơ, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tàu biển
Hồ sơ:
- Đơn khởi kiện
- Hợp đồng bảo hiểm tàu biển
- Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có)
- Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như: cầm cố, thế chấp, tài sản (nếu có)
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác
- Các tài liệu giao dịch khác (nếu có)
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao)
Thủ tục khởi kiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
Bước 2: Nộp tạm ứng án phí và Toà án thụ lý vụ án
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Cơ sở pháp lý: Cơ sở pháp lý: Điều 189, Điều 190, Điều 191, Điều 195, Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Tư vấn về hợp đồng bảo hiểm tàu biển tại Luật Long Phan
- Tư vấn hợp đồng về các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm tàu biển;
- Trực tiếp cùng tham gia đàm phán, thương lượng để thực hiện ký kết hợp đồng cùng khách hàng;
- Thẩm định, rà soát các nội dung từ hợp đồng bảo hiểm tàu biển theo các yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn soạn thảo, đánh giá hợp đồng bảo hiểm tàu biển;
- Hỗ trợ khách hàng tham gia đàm phán, thương lượng ký kết hợp đồng;
- Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục khởi kiện; thời hiệu khởi kiện và cách giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tàu biển;
- Thay mặt khách hàng tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
Đối với hợp đồng bảo hiểm tàu biển khi có xảy ra tranh chấp thì các bên nên thỏa thuận việc giải quyết như thế nào để cho đôi bên giảm đi rủi ro, tổn thất từ tranh chấp. Có nhiều tình huống đặt ra như cháy nổ tàu biển, hàng hoá bị thiệt hại… tuy nhiên khi xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm do hai bên ký kết phát sinh nhiều hệ quả khác. Vì vậy, Luật Long Phan xin giới thiệu các dịch vụ liên quan đến hợp đồng bảo hiểm tàu biển cũng như tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng, xin vui lòng liên hệ với LUẬT LONG PHAN qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn, hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.