Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển là tư vấn để giải quyết khi các bên có tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Việc xác định các rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và phương án giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra là điều hết sức cần thiết. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là gì?

Hàng hóa cũng là một loại tài sản vì thể hợp đồng vận chuyển hàng hóa sẽ mang bản chất của hợp đồng vận chuyển tài sản. Áp dụng Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015 và quy định về bảo hiểm hàng hải có thể hiểu: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển là thỏa thuận được giao kết giữa bên cung cấp bảo hiểm hàng hóa và bên có nhu cầu mua bảo hiểm. Theo đó bên được bảo hiểm hàng hóa phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và bên bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đến bù hàng hóa hư hỏng khi vẫn chuyển 

Các rủi ro thường gặp trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Các loại rủi ro thường gặp trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm:

Tàu mắc cạn, cháy, đắm, đâm va phải những vật thể khác, mất tích… và những rủi ro phụ khác như cong, gỉ, hấp hơi, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, trộm cắp, không giao hàng,… do các tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, lưu kho hàng hóa.

Hoặc các rủi ro cho hàng hóa như sau:

  • Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;
  • Nước biển, nước hồ, hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, công-ten-nơ hoặc nơi chứa hàng.
  • Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
  • Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

>>> Xem thêm: Hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển trách nhiệm thuộc về ai?

Các rủi ro thường gặp trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Các rủi ro vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Các căn cứ xem xét giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm được xem xét giải quyết dựa trên các căn cứ sau:

  • Hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận giữa các bên;
  • Nguyên nhân phát sinh tranh chấp;
  • Các vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
  • Nếu tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện bảo hiểm thì xem xét nguyên nhân phát sinh thiệt hại cần bồi thường.

Các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Bằng thương lượng, hòa giải

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào.

Hòa giải là phương thức do cơ quan tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải. Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

Bởi Trọng tài thương mại

Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài. Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục trọng tài thương mại sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết. Phán quyết trọng tài sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Bởi Tòa án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp bảo hiểm hàng hóa trong vận chuyển sẽ thuộc thamar quyền giải quyết của Tòa án. Theo đó, tùy vào chủ thể và đối tượng tranh chấp mà việc xác định tòa án có thẩm quyền sẽ được căn cứ vào quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án như sau:

Bước 1: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện

Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn

Bước 3: thông báo tạm ứng án phí, đóng tạm ứng án phí

Bước 4: Thụ lý vụ án

Bước 5: Mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm

Lưu ý: Không phải mọi vụ án đều trải qua tất cả các bước này vì vẫn có trường hợp vụ án bị đình chỉ giải quyết theo quy định.

Để được thụ lý vụ án, người nộp đơn cần lưu ý đến thẩm quyền của tòa án bao gồm cấp Tòa án và Tòa án theo lãnh thổ. Thông thường, đa số tranh chấp hợp đồng vận chuyển do tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. Còn nếu có yếu tố nước ngoài, thì thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án theo lãnh thổ, cụ thể:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng các vấn đề về bảo hiểm hàng hóa.
  • Hướng dẫn, soạn thảo hợp đồng và các văn bản pháp lý liên quan đến bảo hiểm hàng hóa.
  • Đánh giá các mâu thuẫn trong quan hệ tranh chấp giữa các bên để đưa ra hướng giải quyết, cân bằng lợi ích, giảm thiểu các chi phí, thời gian và công sức của các bên.
  • Đại diện khách hàng tham gia thương lượng, hòa giải tranh chấp liên quan bảo hiểm hàng hóa.
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng trong quá trình xét xử tại tòa án, trọng tài.

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ngày càng phổ biến và việc trang bị những giải pháp để tiến hành tranh chấp là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình khi có thiệt hại về hàng hóa. Nếu có thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về tranh chấp bảo hiểm hoặc vấn đề pháp lý nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG một cách nhanh nhất.

Bài viết liên quan bảo hiểm hàng hóa có thể bạn quan tâm

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87