Trách nhiệm của kế toán trưởng khi quỹ ngân hàng thất thoát

Kế toán trưởng ngân hàng có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ các khoản thu chi TÀI CHÍNH của ngân hàng như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước, tín phiếu, trái phiếu, chứng khoán… Như vậy trách nhiệm của kế toán trưởng khi quỹ ngân hàng thất thoát được pháp luật điều chỉnh như thế nào nếu xảy ra tình trạng “tham ô”, “rút ruột”, chiếm đoạt tài sản? Bài viết sau đây sẽ giúp quý đọc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trách nhiệm của kế toán

Trách nhiệm của kế toán trưởng khi quỹ ngân hàng thất thoát

Trách nhiệm của kế toán trưởng trong quản lý quỹ ngân hàng

Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-NHNN sửa đổi khoản 1 Điều 18 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của trưởng phòng kế toán của tổ chức tín dụng trong việc quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền:

  • Tổ chức hạch toán tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo chế độ kế toán – thống kê;
  • Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa lớp cánh ngoài cửa kho tiền, trực tiếp mở, khóa cửa kho tiền để giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền;
  • Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ đảm bảo sự khớp đúng;
  • Trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với sổ kế toán và sổ quỹ; ký xác nhận tồn quỹ thực tế trên sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tài sản, sổ kiểm kê, thẻ kho.
  • Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm thất thoát quỹ ngân hàng

Trách nhiệm hình sự làm thất thoát quỹ ngân hàng

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm thất thoát quỹ ngân hàng

Tội tham ô tài sản

Tội tham ô tài sản được cấu thành khi người kế toán trưởng lợi dụng trách nhiệm quản lý quỹ ngân hàng chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý gây thất thoát tài sản của ngân hàng. Hành vi chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:

  • Kế toán trưởng có thể tự rút tiền trong quỹ, tự ý mang tài sản đi bán…
  • Thực hiện theo lệnh của người phạm tội như: GIÁM ĐỐC lệnh cho kế toán trưởng đưa tiền cho mình; kế toán lập phiếu thu, phiếu chi, chuyển khoản theo lệnh của người phạm tội.

Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội tham ô tài sản:

  • Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn “chiếm đoạt” tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá với mức phạt thấp nhất từ 2 – 7 năm và mức phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Mức phạt tù phụ thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể.
  • Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>> Xem thêm: Thủ Tục Mở LC Cho Doanh Nghiệp Khi Thực Hiện Hợp Đồng Với Đối Tác

Tham ô tài sản

Tham ô chiếm đoạt tài sản

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản

Tùy vào tổng số tài sản thất thoát mà kế toán trưởng phải chịu những chế tài khác nhau. Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như sau:

  • Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định tại Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

  • Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
  • Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Xử lý kỷ luật về hành vi làm thất thoát quỹ ngân hàng của kế toán trưởng

Ngân hàng có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động là kế toán trưởng theo Điều 126 Bộ luật lao động 2012 khi:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.
  • Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

Theo đó, nếu tổ chức tín dụng chứng minh được người này có hành vi tham ô thì có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Việc sa thải người này phải đảm bảo nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động 2012.

>>>Xem thêm: Công Ty Vi Phạm Luật Trốn Thuế Ai Chịu Trách Nhiệm Chính?

Luật sư tư vấn trách nhiệm kế toán trưởng khi quỹ thất thoát

Đội ngũ luật sư tư vấn của CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT có nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu pháp luật sẽ luôn tiếp nhận lắng nghe và giải đáp cặn kẽ chi tiết các vấn đề của quý khách hàng về trách nhiệm của kế toán trưởng khi quỹ ngân hàng thất thoát. Cụ thể như sau:

  • Tư vấn cụ thể, rõ ràng và chi tiết về vấn đề trách nhiệm của kế toán trưởng khi thất thoát quỹ ngân hàng trong tình huống của quý khách hàng.
  • Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về vấn đề pháp lý liên quan.
  • Tư vấn đưa ra phương thức xử lý phù hợp với trường hợp của khách hàng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
  • Trực tiếp thực hiện các thủ tục khi được ủy quyền.
  • Giúp soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ có liên quan.
  • Đại diện tố tụng tại Tòa khi cần thiết.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Long Phan PMT tư vấn về vấn đề trách nhiệm của kế toán trưởng khi quỹ ngân hàng thất thoát. Tuy nhiên, nếu quý bạn đọc còn thắc mắc, chưa rõ về vấn đề được đề cập và cần được tư vấn xin hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật doanh nghiệp. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (42 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87