Thời hiệu yêu cầu Nhà nước bồi thường là bao lâu

Thời hiệu yêu cầu Nhà nước bồi thường là bao lâu? Đó là điều liên quan đến trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Theo đó, căn cứ vào mức độ thiệt hại mà người thi hành công vụ gây ra và dựa vào đó xác định trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Đồng thời, nguyên tắc bồi thường của nhà nước yêu cầu bồi thường được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Vì thế, mời Quý bạn đọc tham khảo về bài viết dưới đây về thời hiệu bồi thường từ Nhà nước

Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Bồi thường nhà nước là gì?

Bồi thường nhà nước hay trách nhiệm nhà nước bồi thường cho một cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước.

Cơ sở pháp lý: Điều 1 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Đối tượng có quyền yêu cầu bồi thường

Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định

Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:

  • Người bị thiệt hại;
  • Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
  • Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
  • Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các điều trên ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

>>>Xem thêm: Ai có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan nhà nước thực hiện sai thủ tục

Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Nguyên tắc bồi thường của Nhà nước

  • Việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo quy định
  • Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này.
  • Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này.
  • Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường
  • Nhà nước giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự theo quy định của Luật này.
  • Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.

Nguyên tắc bồi thường của Nhà nước

Nguyên tắc bồi thường của Nhà nước

Lưu ý: Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Xác định trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:

  • Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng theo quy định;
  • Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:

  • Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Thời hiệu để yêu cầu Nhà nước bồi thường là bao lâu?

Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định và nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.

Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường:

  • Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người có quyền yêu cầu bồi thường theo quy không thể thực hiện được quyền yêu cầu bồi thường;
  • Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện đã chết hoặc không thể tiếp tục là người đại diện cho tới khi có người đại diện mới.

Người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh khoảng thời gian không tính vào thời hiệu quy định như trên.

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Lưu ý: Trừ trường hợp nhận được quyết định giải quyết bồi thường mà người yêu cầu bồi thường không đồng ý với quyết định đó hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng thành, mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không ra quyết định giải quyết bồi thường, hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng không thành thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.

>>>Xem thêm: Kiện đòi bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất

Cơ sở pháp lý: Điều 6, Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Luật sư tư vấn về yêu cầu Nhà nước bồi thường

  • Tư vấn pháp luật bồi thường trách nhiệm nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự và các lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước khác;
  • Kiểm tra tính pháp lý hồ sơ vụ việc cụ thể, xác định có hay không hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
  • Tư vấn hướng dẫn thu thập chứng cứ; xác định thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
  • Luật sư bảo vệ, đại diện pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong quá trình liên hệ làm việc với cơ quan hành chính, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án;
  • Soạn thảo Đơn khiếu nại và cử Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức tham gia quá trình thương lượng bồi thường trách nhiệm nhà nước;
  • Soạn thảo Đơn Khởi kiện và cử Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong vụ án yêu cầu bồi thường trách nhiệm nhà nước tại Tòa án.

Việc Nhà nước đền bù khi người thi hành công vụ gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức làm cho mọi người có sự tin tưởng về nhà nước và có trách nhiệm hơn khi nhà nước bồi thường những tổn thất ấy. Vì thế, Luật Long Phan xin tư vấn cho Quý khách hàng và giúp soạn thảo các văn bản để yêu cầu nhà nước bồi thường. Mọi liên hệ xin vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư tư vấn gọi số Hotline 1900.63.63.87 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ. Rất mong nhận được phản hồi từ Quý khách hàng. Xin cảm ơn

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87