Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn là vấn đề được nhiều người quan tâm khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Xác định thời hiệu xử phạt là một trong những cơ sở quan trọng để xem xét quyết định xử phạt có hiệu lực pháp luật hay không. Qua bài viết dưới đây, Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp các quy định của pháp luật về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Xử phạt về thuế, hóa đơnXử phạt về thuế, hóa đơn

Quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì các hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm quy định về thuế, hóa đơn bao gồm: phạt cảnh cáo và phạt tiền. Cụ thể là:

  • Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.
  • Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
  • Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
  • Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
  • Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
  • Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn, còn quy định hình thức xử phạt bổ sung gồm: đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn.

Kèm theo các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm các biện pháp:

  • Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
  • Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.
  • Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.
  • Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.
  • Buộc lập hóa đơn theo quy định.
  • Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.
  • Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.
  • Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Như vậy, tùy vào từng hành vi, mức độ vi phạm mà hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với những hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là khác nhau

>>> Xem thêm: Các mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơnHình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Các nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

  • Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
  • Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
  • Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
  • Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này.
  • Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Thông qua các nguyên tắc trên, có thể thấy rõ sự khác nhau giữa mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cá nhân và tổ chức, đồng thời các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là một căn cứ quan trọng để xác định mức tiền phạt.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Theo quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn, các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

  • Cơ quan thuế gồm: Công chức thuế đang thi hành công vụ, đội trưởng đội thuế, chi cục trưởng chi cục thuế, cục trưởng cục thuế, tổng cục trưởng cục thuế.
  • Cơ quan thanh tra gồm: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh thanh tra Sở tài chính; Trường đoàn thanh tra Cục thuế; Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính; Chánh thanh tra Bộ Tài chính
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp: gồm chủ tịch UBND cấp huyện và chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn được quy định như thế nào ?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:

  • Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 01 năm.
  • Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 01 tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hoặc tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa thuế được quy định như sau:

  • Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
  • Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
  • Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
  • Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
  • Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
  • Ngày thực hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoàn hoặc hành vi trốn thuế (trừ hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này) là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, trốn thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
  • Đối với hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.
  • Ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo là ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao, gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.

Như vậy, cá nhân, tổ chức vi phạm được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn sau khi hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành hành quyết định xử phạt vi phạm về thuế.

Luật sư tư vấn pháp luật về thuế, hóa đơn cho doanh nghiệp

Đối với dịch vụ tư vấn pháp luật về thuế, hóa đơn cho doanh nghiệp, Luật Long Phan PMT sẽ hỗ trợ quý khách hàng những công việc sau:

  • Tư vấn các hình thức xử phạt vi phạm, thời hiệu xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn;
  • Tư vấn về pháp luật thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, đưa ra phương án làm việc với cơ quan thuế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế.
  • Xây dựng, hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán, tài khoản kế toán, khấu hao tài sản, thu chi, kho, chứng từ ngân hàng, bảo hiểm, kế toán – thuế đi kèm theo đúng quy định đảm bảo tốt nhất cho quá trình quyết toán thuế của doanh nghiệp về sau;
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan khác.

>>> Xem thêm: Tư vấn kế toán – thuế

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật về thuế, hóa đơnDịch vụ luật sư tư vấn pháp luật về thuế, hóa đơn

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 01 năm, về thuế là 2 năm. Các hình thức xử phạt hành chính đối với vi phạm về thuế, hóa đơn là khác nhau tùy vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuế, hóa đơn, quý khách vui lòng liên hệ Luật Long Phan PMT qua tổng đài hotline 1900.63.63.87 để nhận được thông tin tư vấn về lĩnh vực kế toán – thuế.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87