Thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng thương mại, trong hoạt động kinh doanh tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Không phải tranh chấp nào cũng được giải quyết trong sự thỏa thuận, êm đẹp, nhiều trường hợp các bên không tự thỏa thuận, phải nhờ đến sự can thiệp của Tòa án. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình các bên phải nắm rõ thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng thương mại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này.
Thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng thương mại
Mục Lục
Xác định thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng thương mại
- Việc xác định thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa án.
- Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nói chung và vụ án thương mại nói riêng được tính theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thủ tục khởi kiện đối với vụ án kinh doanh thương mại
Hồ sơ khởi kiện
Để thực hiện khởi kiện các bên cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Đơn khởi kiện
- Hợp đồng kinh doanh thương mại hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh doanh thương mại, Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có)
- Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố (nếu có)
- Các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng,…
- Các tài liệu giao dịch khác (nếu có)
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự khác và người liên quan như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực)
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao)
Hồ sơ khởi kiện đối với hợp đồng thương mại
Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
- Thẩm quyền theo cấp lãnh thổ được xác định theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015, theo đó tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 theo đó, tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc nơi bị đơn cư trú làm việc nếu là cá nhân, nơi bị đơn có trụ sở nếu là cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, tại điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cho phép các đương sự thỏa thuận với nhau bằng văn bản chọn Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu là cá nhân, nơi nguyên đơn đặt trụ sở nếu là cơ quan, tổ chức để giải quyết tranh chấp thương mại đó.
>>> Xem thêm: Cách khôi phục thời hiệu trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Thời hạn giải quyết
- Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án kinh doanh thương mại được xác định theo khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn này được kéo dài thêm 1 tháng.
- Thời hạn mở phiên tòa là một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn được kéo dài thêm 1 tháng.
Án phí
1. Án phí trong vụ án kinh doanh thương mại bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm. Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm như sau:
- Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn, không phải nộp án phí
- Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm theo quy định.
- Đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí như bình thường.
- Vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết.
2. Về án phí phúc thẩm cũng được quy định tại Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Đương sự kháng cáo phải chịu án phí sơ thẩm nếu Tòa án phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
- Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xác định lại nghĩa vụ án phí.
- Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử trở lại thì nghĩa vụ án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
>>> Xem thêm: Quy định chung về thời hiệu khởi tố trong tố tụng dân sự
Một số lưu ý về thời hiệu khởi kiện
Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các trường hợp sau đây:
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn liền với tài sản
- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 thì thời gian không tình vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nói chung và vụ án kinh doanh thương mại nói riêng là khoảng thời gian xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu.
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện thay thế trong trường hợp người đại diện chết, chấm dứt tồn tại, vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện.
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện
>>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện
Theo Điều 157 Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại trong các trường hợp sau đây:
- Bên có nghĩa vụ thừa nhận nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
- Bên có nghĩa vụ thừa nhận, thực hiện xong nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
- Các bên tự hòa giải với nhau.
Trên đây là toàn bộ tư vấn về thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng thương mại, nếu quý đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến lĩnh vực này xin vui lòng liên hệ Tư vấn luật dân sự hoặc HOTLINE: 1900.63.63.87 được giải đáp nhanh nhất. Xin cám ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.