Cho mượn tiền đánh bài có phải là đồng phạm không là một chủ đề được rất nhiều sự quan tâm. Bởi làm thế nào để vừa không mất lòng và nhằm để tránh phát sinh trách nhiệm hình sự về phía mình khi cho người khác mượn tiền đánh bạc là một đề xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Trong bài viết này, Luật Long Phan sẽ trình bày những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này.
Cho mượn tiền đánh bài có phải là đồng phạm không.
Mục Lục
Đồng phạm là gì?
Theo điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có định nghĩa về khái niệm đồng phạm như sau:
- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
- Người đồng phạm bao gồm:
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
- Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Quy định của pháp luật về tội đánh bạc trái phép
Khung hình phạt
Theo điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định hình phát về tội đánh bạc như sau:
- Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Xử lý vi phạm hành chính
Theo Điều 28 Nghị định Số: 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt hành chính đối hành vi đánh bạc trái phép như sau
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
- Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
- Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
- Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
- Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
- Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
- Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
- Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
- Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
- Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
- Làm chủ lô, đề;
- Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
- Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
- Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
Ngoài ra người vi phạm còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Quy định của pháp luật về tội đánh bạc trái phép.
>>> Xem thêm: Hành vi đánh bài online bị xử phạt như thế nào?
Cấu thành tội đánh bạc trái phép
Tội đánh bạc trái phép được quy định tại Điều 321 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, mặt khách quan đối với loại tội phạm như sau:
– Có sự thỏa thuận thua bằng tiền hay hiện vật. Ví dụ như dùng hiện vật để đặt cược hoặc gán nợ, hiện vật có thể là vàng, bạc, đá quí, xe máy, ô tô,…Các hình thức đánh bạc có thể là đánh bài, tổ tôm, sóc đĩa, tứ sắc, tá lả, cá độ bóng đá,…
– Chỉ truy cứu trách nhiệm về tội này khi có một trong những điều kiện sau:
- Số tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồn
- Số tiền hay hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm:
- Lỗi: lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi đó là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện.
- Mục đích: nhằm thu lợi bất chính.
Chủ thể của tội phạm: Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Khách thể của tội phạm:
Tội đánh bạc trái phép là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự xã hội mà trực tiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội.
Trường hợp nào thì cho bạn mượn tiền đánh bạn là đồng phạm.
Trong trường hợp cho người khác mượn tiền nhưng người cho mượn không biết mục đích của người mượn tiền là dùng số tiền đó để thực hiện hành vi đánh bạc thì coi như hành vi cho mượn tiền này là một giao dịch dân sự bình thường. Vì người cho mượn tiền không biết mục đích của người mượn tiền nên họ không thuộc trường hợp không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm, hoặc người giúp sức. Cả hai người không cùng chung mục đích, cũng không hề có sự hỗ trợ về vật chất hoặc tinh thần. Do đó người cho mượn tiền không phải là đồng phạm.
>>> Xem thêm: Cho mượn nhà chơi đánh bài có phạm tội tổ chức đánh bạc
Trường hợp nào thì cho bạn mượn tiền đánh bạn không là đồng phạm
Trong trường hợp này, nếu bạn biết người mượn tiền muốn mượn tiền nhằm đánh bạc nhưng vẫn đồng ý cho mượn thì người cho mượn sẽ là đồng phạm tội đánh bạc. Như vậy, rõ ràng ý chí của người cho mượn coi như là đã đồng thuận với ý chí của người đi mượn tiền, tức là dùng số tiền vay được này để tiếp tục đánh bạc. Bởi tuy người cho mượn tiền không trực tiếp thực hiện tội phạm nhưng nếu không nhờ sự giúp đỡ về vật chất của người đó thì người mượn tiền sẽ không có đủ khả năng để thực hiện hành vi phạm tội.
Cấu thành tội đánh bạc trái phép.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về trách nhiệm phát sinh khi cho người khác mượn tiền đánh bạc. Nếu bạn đọc có thắc mắc về quy định pháp luật đối với tội đánh bạc trái phép hoặc thắc mắc về vấn đề khi nào cho người khác mượn tiền bị xem là đồng phạm vui lòng liên hệ với Luật Long Phan qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ. Xin chân thành cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.