Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa trọng tài và Tòa án là vấn đề thường xảy ra tranh chấp trong giải quyết tranh chấp thương mại. Việc xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo quyền lợi hợp pháp. Bài viết này của chúng tôi sẽ phân tích các quy định pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài và Tòa án.
Mục Lục
Điều kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Để một tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài, cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.
1. Tranh chấp thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của trọng tài theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 (Luật TTTM). Cụ thể:
- Các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại,
- Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại,
- Tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
2. Thỏa thuận trọng tài phải đảm bảo hình thức.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng. Theo Điều 16 Luật TTTM, thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Các hình thức được coi là thỏa thuận bằng văn bản bao gồm: văn bản do các bên ký kết; trao đổi thư, telex, fax, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; thỏa thuận được ghi nhận thông qua phương tiện điện tử khác.
3. Không thuộc những trường hợp vô hiệu theo Điều 18 Luật TTTM sau:
- Tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài;
- Người xác lập thỏa thuận không có thẩm quyền;
- Người xác lập thỏa thuận không có năng lực hành vi dân sự;
- Hình thức của thỏa thuận không phù hợp quy định;
- Một bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép khi xác lập thỏa thuận; thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật.
>>>Xem thêm: Có được yêu cầu tòa án giải quyết khi đã có thỏa thuận trọng tài?
Vừa yêu cầu giải quyết bằng trọng tài, vừa yêu cầu giải quyết bằng tòa án xử lý thế nào
Trong thực tế, có thể xảy ra trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng tòa án. Khi đó, việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP. Theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, việc xử lý sẽ phụ thuộc vào việc bên nào yêu cầu giải quyết tranh chấp trước.
Nếu một bên yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu tòa án hoặc khi tòa án chưa thụ lý vụ án, tòa án sẽ căn cứ vào Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 để từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện nếu chưa thụ lý, hoặc ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu đã thụ lý theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015.
Ngược lại, nếu một bên yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp, tòa án sẽ phải xác định xem một trong các bên đã yêu cầu trọng tài giải quyết hay chưa. Nếu trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, tòa án xác định một bên đã yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp, tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện. Nếu chưa có bên nào yêu cầu trọng tài giải quyết, tòa án sẽ xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.
>>>Xem thêm: Các tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng Tài
Tòa án có quyền từ chối khi đã có thỏa thuận trọng tài
Theo quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010, tòa án có quyền từ chối thụ lý vụ án khi các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài. Cụ thể, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại tòa án, tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Tuy nhiên, việc từ chối thụ lý của tòa án cần dựa trên cơ sở xem xét tính hiệu lực và khả năng thực hiện của thỏa thuận trọng tài. Theo Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, thỏa thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 và các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.
>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Tư vấn điều khoản giải quyết tranh chấp khi soạn thảo thỏa thuận
Khi soạn thảo thỏa thuận liên quan đến giải quyết tranh chấp, các bên cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo tính hiệu lực và khả thi của điều khoản. Để đảm bảo hiệu lực của điều khoản giải quyết tranh chấp, Luật sư của Long Phan PMT sẽ:
- Tư vấn phạm vi tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Tư vấn lựa chọn cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp.
- Tư vấn quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong vụ tranh chấp.
- Soạn thảo thỏa thuận đảm bảo quy định pháp luật và thuận tiện cho khách hàng.
- Review, đề xuất điều chỉnh điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mẫu.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa trọng tài và Tòa án là vấn đề cần lưu tâm khi soạn thảo hợp đồng và khi giải quyết tranh chấp. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn chi tiết về vấn đề này hoặc hỗ trợ soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 . Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.