Thả rông chó cắn chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự là vấn đề mà nhiều gia đình có nuôi chó cần quan tâm. Trên thực tế do việc thả rông cho không đúng cách ra bên ngoài dẫn đến không kiểm soát được và đã cắn chết người. Bài viết dưới đây chúng tôi giải đáp thắc mắc trên cũng như thông tin đến bạn đọc về các quy định liên quan đến chó cắn làm chết người.
Trách nhiệm hình sự thả rong chó cắn chết người
Quy định về xử lý hành vi thả rông chó
Xử phạt hành chính
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng thi phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khác phục buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh
Như vậy, hành vi thả rông cho có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Trong trường hợp chó cắn gây thương tích hoặc thiệt hại về vật chất thì bị phạt từ 1000.000 đồng đến 2000.000 đồng.
Gây thiệt hại đến sức khỏe
Trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp việc thả rông động vật nuôi dẫn tới chết người thì ngoài bồi thường trách nhiệm dân sự ra thì chủ nuôi còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc chịu trách nhiệm này cần phải xem xét tới ý thức chủ quan của người chủ nuôi trong từng trường hợp để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng tội danh khác nhau. Trong trường hợp người chủ nuôi không có ý định thả rông động vật nuôi, như chó, mèo để gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe thậm chí là tính mạng cho người khác mà chỉ vô tình để cho động vật nuôi xổng chuồng thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
- Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Ngoài ra, nếu như trong trường hợp chủ nuôi cố tình thả rông động vật nuôi ra nơi công cộng, dẫn tới hậu quả là làm chết người thì có thể bị truy tố theo Điều 295 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người và có tình tiết tăng nặng là làm chết người. Cụ thể dựa vào hậu quả làm chết bao nhiêu người thì Tòa án quy định về mức xử phạt tương ứng với tội danh.
Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hành vi thả rông động vật nuôi?
Căn cứ Điều 603 Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:
- Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Do đó, nếu như không thuộc trường hợp khác thì việc thả rông động vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì người chịu trách nhiệm bồi thường phải là chủ nuôi động vật đó.
Bồi thường thiệt hại về hành vi thả rông động vật nuôi
Quy định về bồi thường thiệt hại
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 589 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định như sau:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau:
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm được hai bên thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp có tranh chấp thì hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Luật sư tư vấn trách nhiệm pháp lý đối với hành vi thả rông động vật nuôi
Với những hành vi liên quan tới việc thả rông động vật nuôi, Luật sư Long Phan PMT sẽ hỗ trợ Quý khách hàng các vấn đề pháp lý sau:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới các hành vi liên quan tới việc thả rông động vật nuôi.
- Hướng Dẫn Đòi Bồi Thường Thiệt Hại Do Súc Vật Của Người Khác Gây Ra
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan tới mức xử phạt về hành chính
- Tư vấn cấu thành tội phạm và khung hình phạt của hành vi thả rông cho dẫn đến cắn chết người
- Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước nếu như khách hàng có yêu cầu liên quan tới hình sự.
- Luật sư bào chữa trong trường hợp cho cắn chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
Việc thả rông chó dẫn đến cắn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, chủ chó còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trên đây quy định về xử phạt hành chính, hình sự và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng đối với hành vi thả rông chó. Nếu Quý khách hàng cần Luật sư hình sự hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ liên quán đến vấn đề trên thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.
Tags: Truy cứu trách nhiệm hình sự
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.