Gây rối trật tự tại phiên tòa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Gây rối trật tự tại phiên tòa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự là vấn đề cần giải đáp. Hành vị gây rối trật tự tại phiên tòa là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để có câu trả lời cụ thể cho cầu hỏi này, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Trách nhiệm hình sự gây rối trật tự tại phiên tòa

Trách nhiệm hình sự gây rối trật tự tại phiên tòa

Thế nào là hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa 

Gây rối trật tự phiên tòa được hiểu là hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản tại phiên tòa.

Khi nào thì hành vi gây rối trật tự phiên tòa bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 các yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp bao gồm:

Mặt khách thể:

Gây rối trật tự tại phiên tòa, phiên họp là hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp, cản trở hoạt động tư pháp 

Đối tượng tác động: con người là Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc tài sản 

Mặt khách quan:

Hành vi của người tại phiên tòa, phiên họp mà tha hóa, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của thẩm phán, hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đạp phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Mặt chủ quan:

Lỗi cố ý: người phạm tội nhận thực được việc gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp và mong muốn thực hiện hành vi đó

Mặt chủ thể:

Chủ thể phạm tội là chủ thể thường: người có năng lục trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự 

Như vậy, hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sư nếu có đủ các dấu hiệu cấu thành trên.

Xử lý hành vi gây rối trật tự tại phiên Tòa

Xử phạt hành chính

Căn cứ điểm a, khoản 1 và điểm c, điểm d khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15, tùy thuộc vào tính chất của hành vi gấy trật tự tại phiên tòa  mà có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1000.000 đồng

Truy cứu trách nhiệm hình sự  

Theo quy định tại Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp có thể bị xử phạt như sau:

Khung 1: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác
  • Hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp;
  • Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.

 

 

Xử lý hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa
Xử lý hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa

Luật sư bào chữa cho thân chủ khi phạm tội gây rối trật tự phiên tòa.

Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp

Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp

Luật Long Phan PMT cung cấp đến Quý khách hàng dịch vụ luật sư bào chữa tội gây rối trật tư phiên tòa, phiên họp như sau:

  • Giúp thân chủ nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết.
  • Trực tiếp giúp thân chủ (bị can, bị cáo trong vụ án hình sự) tranh luận, bào chữa tại phiên tòa với các cơ quan tiến hành tố tụng theo ủy quyền.
  • Giúp đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý.
  • Giúp đưa ra định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, chứng cứ để giảm nhẹ hình phạt .
  • Trực tiếp làm việc với cơ quan tố tụng để bảo vệ thân chủ .

Hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề truy cứu trách nhiệm đối với hành vi gây rối tại phiên tòa. Để được cung cấp dịch vụ luật sư hình sự, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900.63.63.87 của Luật Long Phan PMT. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng để chúng tôi ngày một hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (57 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87