Làm chết người do tình huống bất ngờ có phải chịu trách nhiệm hình sự là vấn đề pháp lý cần được giải đáp. Trong một số trường hợp do một sự kiên bất ngờ nào đó khiến con người không kiểm soát được dẫn đến làm chết người. Vậy trong trong trường hợp này thì có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi làm chết người hay không. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin liên qua đến việc làm chết người do gặp phải tình huống bất ngờ.

Sự kiện bất ngờ là gì?
Căn cứ Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 sự kiện bất ngờ được hiểu như sau: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
Có phải chịu trách nhiệm hình sự khi làm chết người do sự kiện bất ngờ
Căn cứ Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về sự kiện bất ngờ như sau: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
Như vậy khi làm chết người mà đáp ứng đầy đủ các dấu hiểu một sự kiện bất ngờ theo quy định trên thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm của người gây thiệt hại trong trường hợp có sự kiện bất ngờ
Trách nhiệm của người gây thiệt hại trong trường hợp có sự kiện bất ngờ được quy định như sau:
Những trường hợp được giảm nhẹ tội khi gây án
Trường hợp không đáp ứng dấu hiệu tại Điều 20, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người phạm tội có thể được giảm nhẹ nếu có một trong các tình tiết giảm nhẹ tại Điều 51 Bộ luật này, ví dụ như:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Các trường hợp khác tại Điều này.
Tình tiết tăng nặng trong bộ luật hình sự
Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) liệt kê các tình tiết tăng nặng, bao gồm:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Phạm tội có tính chất côn đồ;
- Phạm tội vì động cơ đê hèn;
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Các tình tiết khác tại Điều này.
Khi một trong các tình tiết trên được chứng minh, người phạm tội sẽ bị tuyên mức hình phạt cao hơn so với trường hợp không có tình tiết này.
>>>Xem thêm: Những Tình Tiết Nào Bị Coi Là Làm Nặng Tội Trong Vụ Án Hình Sự?
Những trường hợp phạm tội sẽ không bị xử lý hình sự?

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) liệt kê 07 trường hợp phạm tội sẽ không bị xử lý theo luật, gồm:
- Sự kiện bất ngờ (Điều 20)
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21)
- Phòng vệ chính đáng (Điều 22)
- Tình thế cấp thiết (Điều 23)
- Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24)
- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25)
- Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26).
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi gây chết người
Khi gây thiệt hại, người phạm tội có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (còn gọi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) theo quy định của Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại hoặc người mà người bị thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng trực tiếp.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
>>>Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường khi vô ý làm chết người

FAQ về trách nhiệm hình sự khi làm chết người do sự kiện bất ngờ
Câu hỏi về trách nhiệm hình sự khi làm chết người do sự kiện bất ngờ
Sự kiện bất ngờ là gì theo Bộ luật Hình sự?
Theo Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội mà không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả đó.
Làm chết người do sự kiện bất ngờ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Không. Nếu hành vi làm chết người thuộc trường hợp sự kiện bất ngờ theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015 thì người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Những điều kiện nào cần đáp ứng để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Người gây ra hậu quả chết người phải chứng minh được rằng họ hoàn toàn không thể dự đoán hoặc không có nghĩa vụ phải dự đoán hậu quả đó theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp nào người gây thiệt hại vẫn bị xử lý hình sự?
Nếu người thực hiện hành vi có thể hoặc buộc phải thấy trước hậu quả nhưng vẫn thực hiện, thì không được xem là sự kiện bất ngờ và có thể bị xử lý về tội vô ý làm chết người hoặc các tội danh khác.
Các tình tiết giảm nhẹ nếu không được công nhận là sự kiện bất ngờ là gì?
Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, một số tình tiết giảm nhẹ gồm: tự nguyện bồi thường, ăn năn hối cải, phạm tội trong tình thế cấp thiết, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…
Những tình tiết nào có thể làm tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, các tình tiết tăng nặng bao gồm: phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, phạm tội có tính chất côn đồ, cố tình thực hiện đến cùng…
Ngoài trách nhiệm hình sự, người gây thiệt hại có phải bồi thường dân sự không?
Có. Dù không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người gây thiệt hại vẫn có thể phải bồi thường theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại khi làm chết người do sự kiện bất ngờ gồm những khoản nào?
Các khoản bồi thường gồm: chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho người phụ thuộc của nạn nhân, bù đắp tổn thất tinh thần, cùng các thiệt hại khác theo quy định pháp luật.
Những trường hợp nào khác được miễn trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự?
Ngoài sự kiện bất ngờ, Bộ luật Hình sự 2015 còn quy định 6 trường hợp không bị xử lý hình sự: tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại khi bắt giữ tội phạm, rủi ro trong nghiên cứu khoa học, thi hành mệnh lệnh cấp trên.
Luật sư có thể hỗ trợ gì trong các vụ án liên quan đến sự kiện bất ngờ?
Luật sư có thể tư vấn, thu thập chứng cứ chứng minh sự kiện bất ngờ, bào chữa cho bị can, hỗ trợ đàm phán bồi thường dân sự và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng. Nếu cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết.
Tư vấn quy định về trách nhiệm hình sự do làm chết người do tình huống bất ngờ
Luật Long Phan PMT tư vấn các nội dung sau đây:
- Tư vấn quy định pháp luật về sự kiện bất ngờ.
- Tư vấn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nếu không đáp ứng điều kiện miễn trách nhiệm.
- Hướng dẫn quy trình thu thập chứng cứ, tài liệu để chứng minh sự kiện bất ngờ trong vụ án.
- Tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
- Soạn thảo văn bản, đơn từ liên quan đến vụ án.
- Tư vấn cho thân nhân người bị hại về quyền lợi và nghĩa vụ trong vụ án.
- Bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng.
>>>Xem thêm: Các Công Việc Luật Sư Phải Làm Khi Nhận Bào Chữa Cho Bị Cáo Trong Vụ Án Hình Sự
Làm chế người do sự kiện bất ngờ sẽ không chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Trên đây là một số tư vấn liên quan đến việc chịu trách nhiệm hình sự khi lỡ làm chết người. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho Quý khách. Nếu Quý khách gặp khó khăn cần giúp đỡ trong lĩnh vực hình sự, vui lòng liên hệ Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn luật hình sự .
Tags: Bảo vệ quyền lợi, Bồi thường thiệt hại, Luật Hình sự, Luật sư bào chữa, Miễn trách nhiệm hình sự, Sự kiện bất ngờ, Tình tiết giảm nhẹ, Truy cứu trách nhiệm hình sự, tư vấn pháp lý
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.