Quyền dân sự là gì? Khi nào cần đến Luật sư dân sự?

Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo ý chí tự do trong khuôn khổ pháp luật của chủ thể trong quan hệ dân sự, phát sinh trong lĩnh vực dân sự để đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của chính chủ thể. Quyền dân sự là quyền hiến định, đã được Hiến pháp ghi nhận và Nhà nước Việt Nam bảo hộ. Trên thực tế, không ít trong chúng ta chưa thực sự am hiểu và nắm bắt được quyền dân sự và sử dụng nó như thế nào. Do vậy, qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ nội dung về quyền dân sự và khuyến nghị khi nào cần đến Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi?

Hieu chinh xac ve dinh nghia quyen dan su va su can thiet cua Luat su bao ve quyen loi
Quy định về quyền dân sự và vai trò quan trọng của Luật sư

Quyền dân sự và căn cứ xác lập quyền dân sự

Như đã đề cập, quyền dân sự là khả năng xử sự theo ý chí tự do của chủ thể nhằm đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, không phải xử sự nào cũng phù hợp với quy định của pháp luật, mà quyền dân sự được xác lập trên căn cứ được quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

  • Hợp đồng, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
  • Hành vi pháp lý đơn phương, là sự thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền về dân sự.
  • Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác, là những quyết định được ban hành bởi những cơ quan nhà nước, đại diện cho ý toàn dân buộc chủ thể khác phải chấp hành quyết định ấy theo quy định.
  • Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, về nguyên tắc người lao động bỏ sức lực của bản thân mình sẽ được hưởng chính thành quả lao động ấy và được Nhà nước bảo hộ.
  • Chiếm hữu tài sản, là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản như thể họ có quyền thực sự đối với tài sản ấy.
  • Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  • Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời, bao gồm bồi thường trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.
  • Thực hiện công việc không có ủy quyền và căn cứ khác theo quy định.

Cơ chế bảo vệ quyền dân sự hiện nay

Am hieu ve phuong thuc bao ve quyen dan su la dieu vo cung can thiet
Hiểu biết về quyền dân sự là điều vô cùng cần thiết

Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì trước hết chủ thể đó có quyền “tự bảo vệ” theo quy định của pháp luật. Việc bảo vệ quyền dân sự không phải thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên việc ngăn căn của chủ thể phải đảm bảo tính cần thiết, phù hợp, không được vượt quá so với tính chất, hậu quả của sự xâm phạm ấy.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự bằng cách:

  • Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình, khi quyền này đang bị đe dọa hay đang xảy ra tranh chấp.
  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, đây là biện pháp được áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu, quyền nhân thân khi việc thực hiện quyền đó bị cản trở, dẫn đến hoặc có khả năng gây ra thiệt hại.
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai, đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân như bảo vệ đối với họ tên, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ, là biện pháp được áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ phải thực hiện một hay nhiều hành vi pháp lý nhất định trong quan hệ với người có quyền nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Buộc bồi thường thiệt hại, đây là một biện pháp khá phổ biến để bảo vệ quyền dân sự được thực hiện trong trường hợp thực tế có thiệt hại xảy ra.
  • Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, phương thức này là một điểm mới có ý nghĩa quan trọng so với Bộ luật dân sự cũ.
  • Yêu cầu khác theo quy định của luật.

Cơ chế bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Dân sự 2015 , việc bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền được quy định như sau:

Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.

Tầm quan trọng của việc am hiểu pháp luật dân sự và vai trò của Luật sư

Hieu biet phap luat ve quyen dan su va su tham gia cua luat su
Luật sư và vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề về quyền dân sự

Ở mọi thời kỳ và bất kỳ quốc gia nào thì sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ổn định phải cần quản lý đất nước bằng luật pháp. Trong đó, Bộ luật Dân sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được xem là ngành luật tư điều chỉnh mọi quan hệ dân sự trong đời sống xã hội.

Bởi nó quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, vì lĩnh vực dân sự rất rộng lớn. Do đó, mọi người nên cần đến sự tư vấn của những chuyên gia pháp lý mà kể đến là Luật sư. Bởi Luật sư là những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, có cả kiến thức chuyên môn sâu rộng mà am hiểu pháp luật THỰC TIỄN.

Vì vậy, Luật sư sẽ cung cấp những dịch vụ pháp lý hiệu quả, giúp mọi người bảo vệ được quyền dân sự của mình và sử dụng nó phù hợp với quy định của pháp luật.

Quyền dân sự là khả năng xử sự theo ý chí tự do của chủ thể nhằm đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, quyền dân sự chỉ được xác lập khi được quy định trong Bộ luật dân sự. Khi cá nhân, tổ chức bị xâm phạm có thể sử dụng các phương thức bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn về các vấn đề pháp luật liên quan đến quyền dân sự và sự tham gia của Luật sư trong việc bảo vệ quyền lợi này. Trường hợp Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn luật dân sự và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Scores: 4.4 (17 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Quyền dân sự là gì? Khi nào cần đến Luật sư dân sự?

  1. Le ba phuoc says:

    Dạ cho em hỏi.công an xã tự vào nhà ép buộc em phải đi theo lên cơ quan giải quyết mà ko có lý do hay lệnh bát nguòi gì cả.em muốn tố cáo hành vi nhu thế em phải làm đơn nhu thế nào và nên gũi cho cơ quan chuc nang nào mói đúng a.cám on luật sư

    • Vũ Viết Năng says:

      Trước tiên cảm ơn bạn đã liên hệ đến công ty chúng tôi. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Khi bắt người Công an xã phải có lệnh, quyết định của cơ quan tố tụng (trừ trường hợp phạm tội quả tang) do đó, khi Công an xã tự ý vào nhà bạn và buộc bạn phải lên phường mà không có lý do hay lệnh bắt nào thì bạn có thể làm đơn tố cáo gửi tới người đứng đầu Công an xã, nếu không được giải quyết thì bạn có thể gửi đơn tố cáo tới Công an huyện để giải quyết (theo quy định tại Điều 21 Luật Tố cáo năm 2018)
      Mẫu đơn tố cáo bạn có thể viết như sau:
      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      ………. , ngày …..tháng……..năm 2021
      ĐƠN TỐ CÁO
      (Về hành vi tự ý bắt người của Công an xã …………………..)
      Kính gửi: TRƯỞNG CÔNG AN NHÂN DÂN XÃ…..
      Họ và tên tôi: ……………………………….…… Sinh ngày: …………………….…………………..
      Chứng minh nhân dân số: ………………………………………………………………………………
      Ngày cấp: …./…../20……. Nơi cấp: Công an tỉnh………….
      Hộ khẩu thường trú: ……………………………….……………………………………………………..
      Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………….
      Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
      Anh: ……………………………………………Sinh ngày: ………………………………………..……..
      Chứng minh nhân dân số: ………………………………………………………….…………………….
      Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp: …………………………..………………….
      Hộ khẩu thường trú: …………………………………………….………………………………………..
      Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………….
      Vì Công an Xã………. đã có hành vi tự ý bắt người mà không có lý do và lệnh bắt người
      Sự việc cụ thể như sau:
      ……………………………………………………………………………………………….………………
      ……………………………………………………………………………………………….………………
      Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
      Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

      Người tố cáo
      (ký và ghi rõ họ tên)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87