Quy định về tài sản hình thành trong tương lai có nhiều điểm quan trọng cần chú ý. Để có thể thực hiện các giao dịch như mua bán, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai thì trước hết cần tìm hiểu về đặc điểm cũng như điều kiện giao dịch tài sản hình thành trong tương lai. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về tài sản hình thành trong tương lai.
Quy định về tài sản hình thành trong tương lai
>>>Xem thêm:
Tài Sản Vô Hình Và Tài Sản Hữu Hình
Mục Lục
Tài sản hình thành trong tương lai là gì?
Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo mới thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo.
Tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
- Tài sản chưa hình thành;
- Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Đặc điểm tài sản hình thành trong tương lai
Là tài sản: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
Bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo mới thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo.
Đặc điểm của tài sản hình thành trong tương lai
Phân loại tài sản hình thành trong tương lai
Trong giao dịch dân sự tài sản hình thành trong tương lai ngày càng đa dạng và phổ biến. Căn cứ vào mức độ hình thành tài sản trong tương lai ta có thể phân loại thành tài sản đã hình thành nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu (nhà chung cư đang trong quá trình xây dựng). Căn cứ vào tính chất vật lý của tài sản hình thành trong tương lai thì có thể phân loại thành tài sản hữu hình (nhà cửa, máy móc, thiết bị…) hình thành trong tương lai. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản vô hình (quyền đòi nợ hình thành trong tương lai). Một số dạng tài sản hình thành trong tương lai phổ biến ngày nay bao gồm:
- Bất động sản: căn hộ chung cư, nhà liền kề, biệt thự xây thô thuộc các dự án xây dựng nhà ở để bán đang trong quá trình thi công hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
- Động sản: Tàu thuyền, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất được chế tạo theo hợp đồng đặt hàng ký kết trước hoặc được mua theo phương thức cập cảng, đã có hợp đồng mua bán, vận đơn nhưng bên mua chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán. Phương tiện vận tải (ô tô, tàu thuyền, máy bay…) đã được mua nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Thẩm định giá
Thẩm định giá đối với tài sản hình thành trong tương lai để có thể làm căn cứ tư vấn và lập dự án đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư công trình sử dụng vốn của Nhà nước, duyệt dự toán các dự án, công trình cũng như cơ sở để thực hiện mua bán, chuyển nhượng tài sản hình thành trong tương lai. Thẩm định giá tài sản hình thành trong tương lai còn để làm căn cứ thế chấp vay vốn Ngân hàng, dự toán cấp phát kinh phí.
Giao dịch với tài sản hình thành trong tương lai
Điều kiện chung
Theo Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015, để có thể thực hiện giao dịch đối với tài sản hình thành trong tương lai thì trước hết tài sản này phải đáp ứng điều kiện sau:
- Về nguyên tắc thì vật bảo đảm nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý và xác định được giá trị, số lượng tài sản của bên bảo đảm.
- Được cho, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp và các giao dịch khác.
- Tài sản không có tranh chấp, tức là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của bên bảo đảm.
- Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.
Điều kiện riêng
Theo Điều 309, Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, đối với tài sản hình thành trong tương lai thì ngoài điều kiện chung trên, trường hợp tài sản hình thành trong tương lai là đất, tài sản gắn liền với đất cần giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng cũng có thể là hợp đồng góp vốn, quyết định giao thuê đất.
Giao dịch với tài sản hình thành trong tương lai
Và đối với tài sản hình thành trong tương lai là vật tư, hàng hóa thì bên đảm bảo phải có khả năng quản lý, giám sát tài sản bảo đảm để thay thế cho giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.
>> Xem thêm: Mua nhà ở hình thành trong tương lai
Trên đây là bài viết tư vấn các quy định về tài sản hình thành trong tương lai cũng như điều kiện để thực hiện giao dịch đối với lại tài sản đặc biệt này. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.