Phải làm gì khi đã có bản án nhưng bị đơn vẫn không trả nợ?

Nhiều trường hợp đã có bản án nhưng bị đơn vẫn không trả nợ, không thực hiện việc thi hành án theo bản án của Tòa. Bị đơn có dấu hiệu trốn nợ không trả, không có khả năng chi trả nợ hoặc không tự nguyện trả trong tranh chấp vay tài sản. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT sẽ giúp Quý khách đưa ra hướng xử lý khi đã có bản án nhưng bị đơn không trả nợ.

Bị đơn không trả nợ

Bị đơn không trả nợ

Quy định pháp luật về bản án dân sự

Bản án dân sự là gì?

Bản án dân sự là văn bản tố tụng của Tòa án thể hiện các thông tin về nội dung vụ án, pháp luật áp dụng, kết luận và quyết định của Tòa án về các vấn đề cần giải quyết trong một vụ án dân sự cụ thể và được tôn trọng tuân thủ bởi các chủ thể có liên quan.

Bản án dân sự gồm bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm.

Hiệu lực của bản án dân sự sơ thẩm

Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật khi:

  1. Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
  • Trong đó thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

2. Bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

CSPL: Khoản 1 Điều 273, khoản 1 Điều 280, khoản 2 Điều 282 và khoản 6 Điều 313 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bị đơn không trả nợ sau khi đã có bản án thì cần phải làm như thế nào?

Hướng xử lý bị đơn không trả nợ sau khi có bản án

Hướng xử lý bị đơn không trả nợ sau khi có bản án

Sau khi bản án có hiệu lực và trước khi có quyết định thi hành án, các đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án và trả nợ. Trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được và bị đơn không trả nợ, cơ quan thi hành án có thẩm quyền ban hành quyết định thi hành án và áp dụng các biện pháp cần thiết để yêu cầu bị đơn thi hành bản án có hiệu lực.

Bản án yêu cầu trả lại tiền, tài sản cho đương sự thuộc trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án mà không cần có yêu cầu từ đương sự.

Trình tự, thủ tục thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 (Sau đây gọi tắt là “Luật THADS”). Cụ thể như sau:

  1. Bước 1: Ra quyết định thi hành án
  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền phải gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp Luật THADS có quy định khác.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, phải thông báo đến đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
  1. Bước 2: Người phải thi hành án tự nguyện thi hành án
  • Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
  • Trường hợp cần ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án cần thiết.
  1. Bước 3: Xác minh điều kiện thi hành án

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà không tự nguyện thi hành, Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

  1. Bước 4: Cưỡng chế thi hành án

Hết thời hạn xác minh điều kiện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

CSPL: Điều 36 – 39, Điều 44 – 46 Luật THADS.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Hướng xử lý khi bị đơn mất khả năng thanh toán

Trường hợp bị đơn mất khả năng thanh toán, hay nói cách khác là chưa có điều kiện thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

  1. Ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án.

Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần.

  1. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
  2. Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi:
  • Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;
  • Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;
  • Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.

Thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.

CSPL: Khoản 2 Điều 44, Điều 44a Luật THADS.

>>> Xem thêm: Vỡ nợ không còn khả năng trả thì xử lý thế nào?

Luật sư tư vấn thi hành án bản án tranh chấp vay tài sản

Luật sư tư vấn về thi hành án

Luật sư tư vấn về thi hành án

  • Luật sư hỗ trợ tư vấn các phương án để bị đơn trả nợ trong tranh chấp vay tài sản;
  • Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích của khách hàng;
  • Tư vấn hướng xử lý khi bị đơn mất khả năng thanh toán nợ;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan.

Trong tranh chấp hợp đồng vay, nguyên đơn khởi kiện ra Toà án với mong muốn đòi lại số tiền mà bị đơn đang nợ mình. Trường hợp khi đã có bản án của Tòa án nhưng bị đơn vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì nguyên đơn cần biết hướng xử lý để bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn luật dân sự, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.9 (69 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Phải làm gì khi đã có bản án nhưng bị đơn vẫn không trả nợ?

  1. Nguyễn Khánh Ngọc says:

    Cho minh hỏi.mình có vay tiền của người bạn, tổng số tiền vay là 1,6 tỷ đồng, minh vay từ năm 2019 đến năm 2021 thì làm ăn thất bại nên không còn khả năng trả lại số tiền 1,6 tỷ. Và từ lúc vay đến lúc làm ăn thất bại mình đã đóng số tiền lãi cho bạn minh tổng cộng là 1.3 tỷ . Từ lúc làm ăn thất bại mình đã ngưng đóng lãi , nhưng vẫn thiện chí muốn trả nợ nên minh cố gắng chuyền trả mỗi lần một it, cộng lại cũng được 100tr , thì kinh tế khó khăn, gần 1 năm nay khi bạn điện thoại đoi thì tôi hứa sẽ lo trả vi cũng đang đi làm dành dụm co bao nhiêu trả bấy nhiêu, nhưng bạn mình không chịu đòi kiện ra toà, như vậy thưa luật sư khi kiện ra toà minh sẽ như thế nào ạ? Rất cảm ơn luật sư, minh rất lo lắng sợ kiện ra toà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8