Người giao kết hợp đồng không có thẩm quyền ký thì xử lý thế nào?

Trên thực tế có nhiều trường hợp hợp đồng không có hiệu lực do người giao kết hợp đồng không có thẩm quyền ký . Để phòng rủi ro tranh chấp về sau, khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên cần phải hết sức lưu ý đến thẩm quyền của người ký kết hợp đồng để tránh các rủi ro và bảo vệ quyền lợi của mình. Bài viết sau sẽ trình bày cụ thể vấn đề này.

người giao kết hợp đồng

Ký kết hợp đồng

>> Xem thêm: Hướng Giải Quyết Khi Giao Dịch Thực Hiện Vượt Quá Phạm Vi Ủy Quyền

Trường hợp người giao kết hợp đồng không có thẩm quyền ký kết hợp đồng

Theo quy định của pháp luật dân sự, người ký kết hợp đồng thay mặt cho pháp nhân có thể là:

  • Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp)
  • Người được người đại diện của pháp nhân ủy quyền hợp pháp
  • Các trường hợp không có thẩm quyền ký thường đa dạng, đơn cử một số trường hợp như:

Là đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có các trường hợp gồm:

Thứ nhất, hợp đồng, giao dịch đó chưa được thông qua. Theo đó, một số hợp đồng, giao dịch trước khi ký kết phải có quyết định thông qua của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.

Thứ hai, tuy người đó đúng là đại diện theo pháp luật, nhưng điều lệ công ty quy định người đó có thẩm quyền ký kết đối với một số giao dịch nhất định.

Không phải là đại diện theo pháp luật và cũng không được ủy quyền hợp pháp.

Trong trường hợp nếu là Phó giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Trưởng các phòng, Trưởng các ban, Thư ký, Kế toán, Nhân viên kinh doanh,… khi không được ủy quyền hợp pháp thì không được tiến hành ký kết hợp đồng.

Không đại diện theo pháp luật, được ủy quyền nhưng ký kết hợp đồng vượt quá phạm vi được ủy quyền.

Trường hợp này là những người được ủy quyền nhưng khi tham gia ký kết hợp đồng thì nội dung điều khoản trong hợp đồng lại vượt quá so với phạm vi mà bên ủy quyền ủy quyền cho bên được ủy quyền.

Phạm vi ủy quyền có thể căn cứ vào văn bản thỏa thuận, theo điều lệ công ty hoặc theo quy định của pháp luật

>>> Xem thêm: THẨM QUYỀN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

người giao kết không có thẩm quyền ký hợp đồng

Ký kết hợp đồng.

Hậu quả pháp lý

  • Hợp đồng có thể bị vô hiệu hoặc vô hiệu một phần
  • Các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015
  • Bồi thường nếu có thiêt hại xảy ra: người ký không có thẩm quyền, hoặc vượt quá thẩm quyền của mình và gây ra thiệt hai thì người phải bồi thường theo khoản 4 Điều 131 và khoản 2 Điều 14 Luật Doanh nghiệp.
  • Các chủ thể liên quan cũng có thể phải liên đới chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật

>> Xem thêm: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU KHI NÀO?

Giải quyết hậu quả pháp lý

Căn cứ vào Điều 142 và 143 Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Doanh nghiệp 2020

Trách nhiệm của công ty

Căn cứ điều 87 Bộ Luật Dân sự 2015, Pháp nhân phải chịu trách nhiệm với thiệt hại từ việc người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Do đó, phía công ty có thể bị liên đới chịu trách nhiệm đối với đối tác nếu trường hợp đồng ý hoặc biết mà không phản đối việc ký kết của người không phải là đại diện, người đại diện không có quyền ký kết và người ký vượt quá phạm vi đại diện.

Trách nhiệm của người ký

  • Còn người thực hiện ký kết sẽ phải chịu trách nhiệm với đối tác khi công ty không biết, không đồng ý hoặc phản đối việc ký kết của họ.
  • Đối với trường hợp này thì người tiến hành giao kết hợp đồng sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm đối với bên đối tác. Người ký sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về bồi thường, trao trả.
  • Ngoài ra còn những trường hợp người ký không phải chịu trách nhiệm. như:
  • Bên được đại diện đã công nhận hợp đồng; Bên dược đại diện biết nhưng không phản đối việc ký trong một thời hạn hợp lý và Bên được dại diện có lỗi dẫn đến người tiến hành ký kết không biết hoặc không thể biết được việc mình ký là không đúng thẩm quyền.

trách nhiệm của người ký kết hợp đồng

Ký kết hợp đồng.

Lưu ý phòng ngừa rủi ro

Trước khi tiến hành ký kết

  • Để tránh trường hợp ký kết hợp đồng với người không có thẩm quyền ký thì trước khi tiến hành ký kết cần kiểm tra kỹ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ của công ty để xác định được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Ngoài ra còn phải kiểm tra xem hợp đồng đang được tiến hành ký kết có thuộc trường hợp phải có sự thông qua của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần hay không. Để từ đó ra quyết định ký kết tránh trường hợp ký với người không có thẩm quyền.
  • Đối với trường hợp không phải đại diện theo pháp luật mà là người được ủy quyền thì phải kiểm tra, xem sét kỹ giấy ủy quyền. kiểm tra phạm vi, thời hạn, nội dung ủy quyền để xác định cho đúng thẩm quyền của người ký kết.

Đã giao kết hợp đồng với người không có thẩm quyền ký kết

Khi đã chót đặt bút ký hợp đồng với người ký không có thẩm quyền thì khi phát sinh tranh chấp để phía công ty có lỗi phải bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh công ty đó công nhận việc ký kết, không phản đối việc ký kết hoặc công ty có lỗi khiến cho người tiến hành ký kết không biết hoặc không thể biết được việc mình ký là không đúng thẩm quyền.

 > Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN, SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Luật sư tư vấn giao kết hợp đồng

Về phía Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng những công việc sau:

  • Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến hợp đồng đặc biệt là vấn đề người giao kết hợp đồng không có thẩm quyền ký kết, đưa ra hướng xử lý vấn đề giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề còn đang vướng mắc;
  • Tư vấn và hỗ trợ biên soạn, chuẩ bị các hồ sơ;
  • Giúp khách hàng nắm rõ quy định của pháp luật để tránh được các rủi ro pháp lý;
  • Tham gia tố tụng với tư cách bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho khách hàng nếu có xảy ra kiện tụng.

Bài viết là tổng hợp những gì mà chúng tôi tổng hợp được về vấn đề người giao kết hợp đồng không có THẨM QUYỀN KÝ. Nếu bạn đọc còn điều gì thắc mắc chưa giải quyết được cũng như chưa hiểu rõ về vấn đề nói trên hay có nhu cầu Tư Vấn Luật Hợp Đồng thì có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (49 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87