Mức hình phạt của tội gian lận bảo hiểm xã hội mới nhất

Mức hình phạt của tội gian lận bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự 2015. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Các quy định này nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh hành vi gian lận bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Bài viết sau đây của Long Phan PMT sẽ phân tích chi tiết các quy định pháp luật về vấn đề này.

Tội gian lận bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý theo quy định
Tội gian lận bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý theo quy định

Gian lận bảo hiểm là gì? Dấu hiệu của hành vi gian lận bảo hiểm

Gian lận bảo hiểm là hành vi cố ý vi phạm pháp luật nhằm chiếm đoạt tiền hoặc quyền lợi bảo hiểm một cách bất hợp pháp. Điều 214 và 215 Bộ luật Hình sự quy định cụ thể các dạng hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.

Đối với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, các hành vi gian lận bao gồm:

  • Lập hồ sơ giả mạo.
  • Làm sai lệch nội dung hồ sơ.
  • Sử dụng hồ sơ giả hoặc đã bị làm sai lệch để hưởng chế độ.

Đối với bảo hiểm y tế, hành vi gian lận gồm:

  • Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống.
  • Kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng.
  • Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
Dấu hiệu hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Dấu hiệu hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hành vi gian lận bảo hiểm xử phạt hành chính như thế nào?

Hành vi gian lận bảo hiểm còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Mức phạt cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với:

  • Người lao động kê khai không đúng sự thật.
  • Sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hồ sơ khi người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm

>>>xem thêm: Hành vi khai báo gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm bị xử lý như thế nào?

Gian lận bảo hiểm có thể bị tù bao nhiêu năm

Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gian lận bảo hiểm xã hội, xã hội thất nghiệp như sau:

Thực hiện các hành vi sau đây để chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng:

  • Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
  • Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: các hành vi trên không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017); Tội tham ô tài sản (Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017); Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản (Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015).

Khung hình phạt:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
  • Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trường hợp người phạm tội có các hành vi bên dưới thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tư vấn khi bị xử phạt tội danh liên quan đến bảo hiểm
Tư vấn khi bị xử phạt tội danh liên quan đến bảo hiểm

>>>Xem thêm: Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Tội gian lận bảo hiểm y tế

Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gian lận bảo hiểm xã hội, xã hội thất nghiệp như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Lập hồ sơ bệnh án.
  • Kê đơn thuốc khống.
  • Kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
  • Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
  • Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.

Thiệt hại:

  • Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017); Tội tham ô tài sản (Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017); Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản (Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015)

Khung hình phạt là:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
  • Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

Trường hợp sau đây có thêm các hành vi sau:

  • Có tổ chức.
  • Có tính chất chuyên nghiệp.
  • Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt:

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên.
  • Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tư vấn hướng giải quyết khi bị triệu tập hành vi gian lận bảo hiểm

Khi bị triệu tập vì hành vi gian lận bảo hiểm, Quý khách hàng cần thực hiện các bước sau:

  • Bình tĩnh và hợp tác với cơ quan chức năng.
  • Thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu liên quan.
  • Giữ im lặng, không trả lời những câu hỏi cho rằng bất lợi cho mình.
  • Liên hệ ngay với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý.

Long Phan PMT là đơn vị có đội ngũ Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm bào chữa tội gian lận bảo hiểm. Dịch vụ luật sư bào chữa của chúng tôi bao gồm:

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá chứng cứ.
  • Tư vấn phương án bào chữa phù hợp.
  • Tham gia các buổi lấy lời khai, hỏi cung.
  • Hướng dẫn thân chủ thu thập chứng cứ, tài liệu có lợi cho thân chủ.
  • Soạn thảo các văn bản tố tụng cần thiết.
  • Tham gia phiên tòa, bào chữa quyền lợi cho thân chủ.
  • Hỗ trợ thủ tục kháng cáo, giám đốc thẩm nếu cần thiết.

Với kinh nghiệm và chuyên môn, luật sư sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho Quý khách hàng, giúp giảm thiểu các rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

Gian lận bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho xã hội. Để tránh những hậu quả pháp lý nghiêm trọng, Quý khách hàng cần tuân thủ đúng quy định khi tham gia và sử dụng bảo hiểm. Nếu không may vướng vào vụ việc liên quan, hãy liên hệ ngay với Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý kịp thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Scores: 5 (52 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8