Hành vi khai báo gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm bị xử lý như thế nào?

Hành vi khai báo gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm càng trở nên tinh vi hơn khi nhiều người tham gia bảo hiểm nhằm trục lợi cho bản thân đã ảnh hưởng không ít các doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm chân chính mà còn tạo ra những vấn nạn xã hội. Để hiểu hơn về hành vi này, Luật Long Phan xin cung cấp các thông tin bổ ích cho Quý bạn đọc về các quy định cũng như mức phạt đối với hành vi khai báo gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm như thế nào.

Thế nào là hành vi khai báo gian dối bảo hiểm

Thế nào là hành vi khai báo gian dối bảo hiểm

Khái niệm về hành vi gian dối bảo hiểm

Khái niệm của hành vi này được hiểu là hành vi gian dối, lừa dối có chủ ý, có thể là cố ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một khoản tiền của đối tượng bảo hiểm của công ty, doanh nghiệp mà lẽ ra họ không nên nhận.

Xác định về hành vi gian dối bảo hiểm

Khách thể của tội phạm

Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm xâm phạm các quy định của nhà nước về quản lý thị trường bảo hiểm

Cơ sở pháp lý: Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm:

  • Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Hậu quả của tội gian lận thương mại trong kinh doanh bảo hiểm bảo gồm thiệt hại về tài sản hoặc về vật chất khác tội phạm hoàn thành từ thời điểm:

  • Hành vi phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000đ trở lên.
  • Người có hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm dã chiếm đoạt được tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đ trở lên.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: Hậu quả thiệt hại phải do nguyên nhân từ các hành vi vi phạm quy định về gian lận thương mại trong kinh doanh bảo hiểm, không phải do các nguyên nhân khác. Nếu hành vi vi phạm không gây hậu quả, hậu quả không do hành vi vi phạm gây ra thì không cấu thành tội phạm vi phạm các quy định về gian lận thương mại trong kinh doanh bảo hiểm.

>>>Xem thêm: Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm

Cơ sở pháp lý: Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Mặt chủ quan

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ về hành vi của mình là hành vi gian dối để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thấy trước được hậu quả của hành vi gian dối và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nào được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp.

Mục đích của người phạm tội là thu lợi. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách chiếm đoạt tiền bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm bằng việc lập hoặc dùng các hồ sơ giả. Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Chủ thể

Chủ thể của hành vi này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Đối với chủ thể của tội phạm này là pháp nhân thương mại, phải thỏa mãn điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại:

  • Hành vi phạm tội gian lận thương mại trong kinh doanh được thực hiện nhân danh pháp nhân.
  • Hành vi phạm tội gian lận thương mại trong kinh doanh được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân.
  • Hành vi phạm tội gian lận thương mại trong kinh doanh được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.

Cơ sở pháp lý: Điều 12, Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Mức phạt đối với hành vi gian dối bảo hiểm

Xử phạt hành chính

Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm mà số tiền chiếm đoạt dưới 20.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại dưới 50.000.000 đồng hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

  • Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 14 Nghị định 48/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28-8-2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối với cá nhân:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng:

  • Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khai báo gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm bị xử lý như thế nào?

Khai báo gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm bị xử lý như thế nào?

Đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  • Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

Lưu ý: Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Tư vấn về hành vi gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm

  • Tư vấn hợp đồng về các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng dự kiến tham gia;
  • Trực tiếp cùng tham gia đàm phán, thương lượng để thực hiện ký kết hợp đồng cùng khách hàng;
  • Tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong các tranh chấp về bảo hiểm;

>>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản giải quyết như thế nào?

  • Thẩm định, rà soát các nội dung từ hợp đồng bảo hiểm theo các yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật;
  • Đưa ra các ý kiến pháp lý giúp khách hàng đánh giá, quyết định trong việc đàm phán các nội dung hợp đồng bảo hiểm;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác đối với các bảo hiểm mà khách hàng tham gia

Hậu quả của hành vi khai báo gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm gây ra thiệt hại về tài sản hoặc về vật chất khác tội phạm hoàn thành từ thời điểm. Thực trạng về việc gian lận trong kinh doanh bảo hiểm ngày càng nhiều dẫn đến các hành vi vi phạm về hình sự. Vì thế Luật Long Phan xin cung cấp đến Quý bạn đọc về cấu thành tội phạm và cũng như mức phạt về hành vi khai báo gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm. Nếu Quý khách hàng muốn biết thêm thông tin hoặc muốn được tư vấn chi tiết, xin hãy liên lạc qua LUẬT SƯ TƯ VẤN qua HOTLINE 1900636387 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (50 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8