Mẫu đơn khiếu nại trả lại đơn khởi kiện được sử dụng khi người khởi kiện thấy việc trả lại đơn khởi kiện xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình, người khởi kiện có thể khiếu nại tại Tòa án. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý bạn đọc các lưu ý cần thiết khi soạn thảo đơn khiếu nại.
Mục Lục
Các trường hợp pháp luật quy định Tòa án trả lại đơn khởi kiện
>> Xem thêm: Mẫu Đơn Yêu Cầu Bắt Buộc Thi Hành Án Hành Chính
Thẩm phán chỉ được trả lại đơn khởi kiện khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại (Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) và (Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP), cụ thể:
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
- Không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Không có khả năng tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc không đủ độ tuổi thực hiện quyền khởi kiện;
- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định pháp luật;
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hết thời hạn (07 ngày) mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- VỤ ÁN không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
- Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán;
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
Chi tiết xem tại: Thủ tục khiếu nại khi bị trả lại đơn khởi kiện
Thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại
Theo quy định tại Điều 504 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về các chủ thể sau:
- Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự đó
- Chánh án trên một cấp
- Chánh án TAND cấp cao/TAND tối cao
Nội dung mẫu đơn khiếu nại trả đơn khởi kiện
Mẫu đơn gồm các nội dung sau:
Phần kính gửi:
Kính gửi Tòa án trả lại đơn khởi kiện
Thông tin người khiếu nại
Thể hiện rõ thông tin người làm đơn như:
- Họ và tên;
- Địa chỉ thường trú;
- Năm sinh;
- Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp;
- Công việc đang làm
- Khiếu nại về hành vi gì
Giải trình vụ việc cần khiếu nại
Người làm đơn nêu tóm tắt sự việc xảy ra, ngắn gọn, đủ tình tiết.
Yêu cầu giải quyết khiếu nại:
Người làm đơn ghi rõ các yêu cầu giải quyết khiếu nại:
- Đề nghị thẩm tra, xác minh (Có thể giới thiệu tài liệu, chứng cứ, người biết việc làm chứng…)
- Giải quyết lại theo đúng chính sách pháp luật, đúng quyền lợi hợp pháp.
Phần cuối đơn
- Người đề nghị cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn này,
- Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho
- Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên người làm đơn.
Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn nộp đơn: trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.
Thời hạn giải quyết:
Theo quy định tại Điều 505 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại;
- Đối với vụ việc có tính chất phức tạp, trong trường hợp cần thiết thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách soạn đơn khiếu nại trả lại đơn khởi kiện của chúng tôi. Quý khách hàng có khó khăn, thắc mắc, nhu cầu được Tư vấn pháp luật liên quan đến quá trình giải quyết vụ án dân sự, Giải quyết tranh chấp đất đai xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn giúp em. Em ở Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ em làm đơn khiếu nại tòa án trả lại đơn khởi kiện, nhưng giám đốc ủy quyền cho em khiếu nại vậy em hay giám đốc là người ký đơn khiếu nại ạ, vì đơn khiếu nại ghi người khiếu nại là Quỹ tín dụng nhân dân, người đại diện là giám đốc, người được ủy quyền là em (tín dụng)
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với trường hợp của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Khoản 1,3,4 Điều 5 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại quy định đại diện thực hiện việc khiếu nại như sau:
“1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.
Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.”
Từ quy định trên, việc bạn được ủy quyền khiếu nại phải được lập bằng văn bản có công chứng chứng thực. Khi này bạn sẽ là người ký tên trong đơn khiếu nại trả lại đơn khởi kiện.
Mẫu đơn ủy quyền khiếu nại được ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP cần có: thông tin người ủy quyền, thông tin người được ủy quyền, nêu rõ nội dung được ủy quyền và chữ ký xác nhận của UBND xã nơi người ủy quyền cư trú cũng như chữ ký xác nhận của người ủy quyền.
Nếu có thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn.
Xin luật sư tư vấn-sư việc tranh chấp đất đã hơn 2 năm rồi không được giải quyết,nay tôi làm đơn tố khiếu nại lên tòa án tối cao và thành phố và viện kiểm sát,vậy tôi xin luật sư cho biết thời hạn bao lâu mới ra tòa
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.