Khung hình phạt tội giả mạo trong công tác được quy định khá rõ ràng trong Bộ luật Hình sự. Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự thì sẽ gánh chịu mức hình phạt tương ứng. Để nắm cụ thể về khung hình phạt tội giả mạo trong công tác, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Tội giả mạo trong công tác
Mục Lục
- 1 Quy định về tội giả mạo trong công tác theo Bộ luật Hình sự
- 2 Khung hình phạt tội giả mạo trong công tác
- 2.1 Hình phạt chính
- 2.2 Hình phạt bổ sung
- 3 Phân biệt tội giả mạo trong công tác và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
- 4 Luật sư tư vấn về khung hình phạt đối với tội giả mạo trong công tác
Quy định về tội giả mạo trong công tác theo Bộ luật Hình sự
Hiện này, tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi:
- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
- Làm, cấp giấy tờ giả;
- Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Dựa vào quy định nêu trên, dấu hiệu cấu thành tội giả mạo trong công tác thể hiện ở các dấu hiệu bao gồm:
- Chủ thể: người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước;
- Khách thể: xâm phạm, tác động đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước, làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín.
- Mặt khách quan: lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện các hành vi khách quan như sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
- Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi là cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã, thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Như vậy, tội giả mạo trong công tác được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ tài liệu; làm hay cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có quyền vụ, quyền hạn.
>>>Xem thêm: Giả mạo chữ ký có vi phạm pháp luật không
Khung hình phạt tội giả mạo trong công tác
Hình phạt chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, điểm t khoản 2 Điều 2, điểm h khoản 3 Điều 2 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 thì mức phạt đối với hành vi phạm tội giả mạo trong công tác được quy định như sau:
Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đối với các hành vi phạm tội:
- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
- Làm, cấp giấy tờ giả;
- Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Đối với các hành vi phạm tội:
- Có tổ chức;
- Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Đối với các hành vi phạm tội:
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
- Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Đối với các hành vi phạm tội:
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;
- Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, dựa theo quy định pháp luật, người phạm tội giả mạo trong công tác sẽ bị xử lý hình sự tùy vào mức độ vi phạm tương ứng với các mức hình phạt đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Xử lý hình sự tội giả mạo trong công tác
Hình phạt bổ sung
Khi thực hiện hành vi phạm tội giả mạo trong công tác, ngoài chịu các hình thức xử phạt chính đã trình bày ở trên, người vi phạm còn phải chịu thêm hình phạt bổ sung.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 thì Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, với quy định về hình phạt bổ sung cấm người phạm tội không được phép đảm nhiệm chức vụ và phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Phân biệt tội giả mạo trong công tác và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Như đã trình bày ở trên, tội giả mạo trong công tác có:
- Đối tượng tác động là giấy tờ, tài liệu chữ ký của người có chức vụ quyền hạn;
- Người phạm tội đã tác động vào giấy tờ, tài liệu, chữ ký bị sai lệch không đúng với thực tế;
- Đối tượng xâm phạm là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín;
- Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước.
Còn đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại khoản 126 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017:
- Đối tượng tác động là giấy tờ, tài liệu giả;
- Người phạm tội đã tác động vào con dấu, tài liệu để bị sai lệch không đúng với thực tế;
- Đối tượng xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước và hoạt động trao đổi, giao dịch của các cá nhân, tổ chức;
- Người phạm tội là bất kỳ người nào, không phân biệt quốc tịch, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nghề nghiệp.
Như vậy, tội giả mạo trong công tác và tội giả mạo con dấu, tài liệu là hai hành vi phạm tội độc lập, mặc dù có các điểm tương đồng, song cũng có những điểm khác biệt. Trên thực tế, dễ gây ra nhầm lẫn trong việc xác định tội danh giữa hai tội này, vì vậy các vấn đề pháp lý nêu trên giúp phân biệt rõ hai hành vi phạm tội này.
Luật sư tư vấn về khung hình phạt đối với tội giả mạo trong công tác
Dịch vụ luật sư tư vấn về khung hình phạt đối với tội giả mạo trong công tác bao gồm:
- Tư vấn và hướng dẫn về các hành vi phạm tội giả mạo trong công tác;
- Tư vấn khung hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội giả mạo trong công tác;
- Tư vấn về các điều kiện hưởng sự khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt;
- Hỗ trợ và trực tiếp chuẩn bị các giấy tờ, đơn từ pháp lý liên quan;
- Tư vấn về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự;
- Điều tra, xác minh chứng cứ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
- Thay mặt khách hàng trực tiếp làm việc với cơ quan nhà nước;
- Các vấn đề pháp lý liên quan khác.
Trên cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, Luật Long Phan PMT luôn đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng được bảo vệ một cách tối ưu nhất.
>>>Xem thêm: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa tội làm giả tài liệu, chữ ký của các nhân, tổ chức
Tội làm giả con dấu cơ quan, tổ chức
Hành vi phạm tội giả mạo trong công tác sẽ phải chịu xử lý hình sự theo quy định của pháp luật Hình sự. Bài viết trên đây đã trình bày cụ thể các khung hình phạt đối với tội giả mạo trong công tác. Quý bạn đọc có thắc mắc hay cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ qua số Hotline: 1900.63.63.87 của Luật Long Phan PMT để được luật sư hình sự hỗ trợ một cách nhanh chóng và kịp thời.
Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:
- Sử dụng bằng cấp giả đi xin việc xử lý như thế nào?
- Hành vi làm di chúc giả để hưởng tài sản có bị xử lý hình không?
- Dùng giấy tờ giả cầm cố thì có xem phạm tội không?
- Hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay ngân hàng thì phạm tội gì?
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.