Tội làm giả tài liệu, chữ ký của cá nhân, tổ chức là hành vi trái pháp luật và có thể bị TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Vậy để nhờ luật sư bào chữa tội làm giả tài liệu, chữ ký cần phải trải qua những trình tự và thủ tục như thế nào? Bài viết này sẽ tư vấn cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mục Lục
- Quy định về tội làm giả tài liệu, chữ ký của cá nhân, tổ chức
- Thủ tục nhờ luật sư bào chữa tội làm giả tài liệu, chữ ký của cá nhân, tổ chức
- Mẫu đơn mời luật sư bào chữa
Quy định về tội làm giả tài liệu, chữ ký của cá nhân, tổ chức
Cấu thành tội phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung 2017 (BLHS 2015), các yếu tố cấu thành tội làm giả của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cá nhân, tổ chức như sau:
Khách thể
- Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính.
- Đối tượng tác động: con dấu giả, tài liệu giả, GIẤY TỜ giả
Mặt khách quan
- Có hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức: Là hành vi đúc, khắc… để tạo ra con dấu giả giống như con dấu của cơ quan, tổ chức đang sử dụng (tức dấu thật) vào những việc trái pháp luật (như sử dụng để làm các loại giấy từ giả mạo,..).
- Có hành vi làm giả tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức: Là hành vi viết, vẽ, in… các loại giấy tờ, tài liệu giả giống như các loại tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức đang sử dụng để sử dụng vào những việc trái pháp luật
- Đúc, in, vẽ, khắc, viết, phô tô… giống như thật.
- Sử dụng các giấy tờ thật có chữ ký, con dấu, mẫu giấy thật nhưng tên người trong các tài liệu giấy tờ đó là giả hoặc đối tượng được nêu trong các tài liệu đó không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Có hành vi sử dụng con dấu giả, tài liệu giả hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan, tổ chức nhằm để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức phải là những cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp.
Mặt chủ quan
- Lỗi cố ý trực tiếp
Chủ thể
- Độ tuổi
- Có đầy đủ năng lực hành vi trách nhiệm hình sự

Khung hình phạt của Tội làm giả con dấu, tài liệu của cá nhân, tổ chức
Căn cứ theo Điều 341 BLHS 2015, các khung hình phạt của Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
Khung hình phạt chính
- Khung cơ bản: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khung tăng nặng thứ nhất :Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lần; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm.
- Khung tăng năng thứ hai: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Khung hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Các trường hợp giả mạo chữ ký có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự
Hành vi giả mạo chữ ký của người khác gây nguy hiểm cho xã hội và đủ các yếu tố cấu thành nên tội phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Giả mạo chữ ký có thể phạm tội Tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 BLHS 2015
Một người dủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì có thể bị truy cứu về Tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 BLHS 2015
Giả mạo chữ ký có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015
Khi tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự mà người nào thực hiện thủ đoạn đoạn gian dối như hành vi giả mạo chữ ký để lừa người khác nhằm chiếm đoạt tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 174 BLHS thì có thể bị truy cứu hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: giả mạo chữ ký để thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản, gian dối, giả mạo di chúc hay giả mạo người khác ký xác nhận từ chối di sản để được nhận di sản thừa kế;…
Tùy thuộc vào hậu quả (số tiền chiếm đoạt được và các tình tiết định tội khác), người phạm tội sẽ chịu mức xử phạt tương ứng được quy định tại Điều 174 BLHS 2015.
>>>Xem chi tiết tại: Các khung hình phạt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay

Thủ tục nhờ luật sư bào chữa tội làm giả tài liệu, chữ ký của cá nhân, tổ chức
Trình tự thủ tục THUÊ LUẬT SƯ bào chữa tội làm giả tài liệu, chữ ký của cá nhân tổ chức được thực hiện như sau:
- Khi người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có nhu cầu nhờ luật sư bào chữa (sau đây gọi là người nhờ bào chữa) thì Điều tra viên hướng dẫn viết giấy yêu cầu luật sư.
- Trong vòng 24 giờ, Cơ quan Điều tra gửi giấy yêu cầu luật sư bào chữa đến luật sư mà bị can nhờ bào chữa trong trường hợp có chỉ đích danh hoặc gửi giấy nhờ người thân / giấy yêu cầu luật sư bào chữa nhưng không chỉ đích danh đến người thân của bị can để người thân bị can nhờ luật sư bào chữa.
Luật sư khi nhận được giấy yêu cầu luật sư bào chữa thì thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định tại Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
“1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.
2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:
a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;”
- Luật sư tiến hành thủ tục đăng ký bào chữa tại cơ quan điều tra.
- Trong 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ đăng ký bào chữa từ luật sư thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo về việc đăng ký bào chữa.
>> Xem chi tiết về: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Mẫu đơn mời luật sư bào chữa
Mẫu đơn mời luật sư bào chữa thông thường bao gồm các nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên của lá đơn
- Kính gửi
- Họ và tên người làm đơn
- Thông tin người làm đơn
- Nội dung vụ việc
- Đề nghị luật sư bào chữa
- Xác nhận của công ty luật/ văn phòng luật sư
- Chữ ký của người mời luật sư
>>> Hướng dẫn chi tiết về soạn thảo: Mẫu đơn mời luật sư bào chữa
Trong từng trường hợp thực tế cụ thể , Luật sự sẽ giúp đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu bạn đọc có những khó khăn hay thắc mắc về các thủ tục nhờ luật sư bào chữa hay các vấn đề liên quan về Tội làm giả tài liệu, chữ ký của cá nhân, tổ chức hãy liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ tư vấn và giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn.