Khiếu nại quyết định điều động công chức là một vấn đề pháp lý phức tạp, đòi hỏi phải hiểu rõ các quy định liên quan. Quyết định điều động công chức có thể ảnh hưởng đến vị trí làm việc, quyền lợi và trách nhiệm của công chức trong bộ máy nhà nước. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các trường hợp được phép điều động công chức, quyền khiếu nại quyết định điều động và cách xử lý khi bị điều động không hợp lý.

Được điều động công chức đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hay không?
Các trường hợp được điều động
Theo quy định tại Điều 50 Luật Cán bộ, công chức 2008, theo đó việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Đồng thời, công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
Theo Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.
- Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong nội bộ cơ quan hoặc giữa các cơ quan theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Việc điều động này thường nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy hành chính và thực hiện nhiệm vụ công vụ, không thay đổi chức vụ, quyền hạn của công chức trong quá trình điều động. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ là người ra quyết định điều động hoặc trình cấp trên để thực hiện quyết định này.
>>>Xem thêm: Tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng
Trường hợp chưa được phép điều động công chức
Có những trường hợp đặc biệt mà công chức không được phép điều động, theo Điều 4 Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014, bao gồm:
- Công chức đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm tra.
- Công chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang theo học dài hạn quy định của Bộ Y tế.
- Công chức đang đi học dài hạn hoặc được cử đi biệt phái theo quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Công chức nữ mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp công chức nam nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng áp dụng tương tự.
- Công chức có hoàn cảnh thực sự đặc biệt khó khăn được thủ trưởng đơn vị xác nhận và đề nghị.
Các trường hợp này nhằm đảm bảo quyền lợi và điều kiện làm việc của công chức không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoài khả năng kiểm soát của họ.

Quyết định điều động công chức có phải đối tượng khiếu nại không?
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Khiếu nại 2011, quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan nhà nước, bao gồm quyết định điều động công chức, không thuộc đối tượng để khiếu nại. Điều này có nghĩa rằng các quyết định điều động không phải là quyết định hành chính có tính chất bên ngoài, và do đó không được phép khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Mặc dù không thể khiếu nại quyết định điều động công chức, công chức vẫn có thể yêu cầu cơ quan chủ quản giải trình hoặc kiến nghị nếu quyết định này không hợp lý hoặc vi phạm quyền lợi chính đáng của mình.

>>>Xẹm thêm: Thủ tục khiếu nại quyết định kỷ luật công chức
Tư vấn quy định pháp luật về lao động chuyên sâu
Luật sư của Long Phan PMT sẽ thực hiện các công việc sau cho Quý khách hàng:
- Tư vấn pháp lý về các quy định liên quan đến việc điều động công chức.
- Tư vấn giải trình nội dung liên quan đến quyết định khiếu nại hoặc hướng dẫn soạn thảo đơn kiến nghị đối với quyết định điều động không hợp lý.
- Tư vấn, giải đáp các thắc mắc pháp lý khác liên quan.
Bài viết trên đã trả lời cho những thắc mắc của Quý khách hàng về việc điều động công chức. Nếu Quý khách cần hỗ trợ các vấn đề tư vấn pháp lý chuyên sâu, vui lòng liên hệ Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi cam kết mang lại giải pháp pháp lý tối ưu cho Quý khách.
Tags: Quy định pháp luật về viên chức
chủ tịch ủy ban huyện ban hành quyết định điều động tôi đến công tác tại đơn vị khác nhưng không tổ chức họp trao đổi trước với tôi, mặc dù ủy ban huyện đã có quy định trước khi điều động phải gặp mặt đối tượng điều động để trao đổi. như vậy tôi có quyền khiếu nại quyết định này không?
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Khiếu nại 2011, quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan nhà nước, bao gồm quyết định điều động công chức, không thuộc đối tượng để khiếu nại. Điều này có nghĩa rằng các quyết định điều động không phải là quyết định hành chính có tính chất bên ngoài, và do đó không được phép khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Quý khách có thể yêu cầu cơ quan chủ quản giải trình hoặc kiến nghị nếu quyết định này không hợp lý hoặc vi phạm quyền lợi chính đáng của mình. Để tư vấn hoặc báo phí soạn thảo văn bản kiến nghị này, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900636387 hoặc kết nối Zalo 0939846973 để được hướng dẫn chi tiết. Trân trọng cảm ơn.