Tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng

Tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng nhằm giúp cho cơ quan nhà nước có được sự tin tưởng của công dân cũng như các vấn đề có liên quan đến tham nhũng. Đồng thời, thẩm quyền giải quyết việc tố cáo cán bộ, công chức khi có hành vi tham nhũng thuộc những người đứng đầu cơ quan nơi cán bộ, công chức đó làm việc. Vì thế, Luật Long Phan xin hướng dẫn Quý bạn đọc quy định về tham nhũng và hướng xử lý khi cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng.

Thế nào là tham nhũng?Thế nào là tham nhũng?

Thế nào là tham nhũng?

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
  • Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
  • Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Quy định về tố cáo cán bộ, công chức

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Cơ sở pháp lý: Điều 2 Luật Tố cáo 2018

Xử lý công chức, cán bộ tham nhũng

  • Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
  • Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  • Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
  • Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
  • Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức ở đâu?Tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức ở đâu?

Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:

  • Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
  • Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
  • Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
  • Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
  • Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

Cơ sở pháp lý: Điều 12 Luật Tố cáo 2018

Hồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết tố cáoHồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết tố cáo

Hồ sơ tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng

  • Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;
  • Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
  • Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
  • Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;
  • Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo
  • Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
  • Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
  • Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
  • Các tài liệu khác có liên quan.

>>>Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo cán bộ viên chức

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 39 Luật tố cáo 2018

Trình tự, thủ tục tố cáo cán bộ, công chức

Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

  • Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
  • Xác minh nội dung tố cáo;
  • Kết luận nội dung tố cáo;
  • Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
  • Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục tố cáo cán bộ công chức xâm phạm quyền lợi doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý: Điều 43 Luật tố cáo 2018

Luật sư tư vấn về tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng

  • Tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án;
  • Soạn thảo mẫu đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, sửa đổi, bổ sung đơn/ hồ sơ tố cáo;
  • Tư vấn những trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có dấu hiệu hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án;
  • Luật sư tham gia bảo vệ khách hàng trong quá trình giải quyết đơn từ tố cáo và giải đoạn xử lý hành vi phạm tội theo đúng quy định pháp luật;
  • Luật sư tư vấn hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ có lợi;
  • Luật sư tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích thân chủ.

Khái niệm về hành vi tham nhũng của các bộ, công chức giúp chúng ta hiểu thêm rằng việc tố cáo cán bộ, công chứng phải được các cá nhân, tổ chức phát hiện, tố cáo ra được hành vi ấy từ đó mới có thể xử lý vi phạm ấy một cách kịp thời. Đồng thời, việc tố cáo cán bộ, công chức nhằm tránh đi những tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho luật sư tư vấn luật hành chính của chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87