Giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng bằng Toà án là một trong các phương án giải quyết tranh chấp. Đối với những tranh chấp không thể giải quyết bằng thương lượng hay hòa giải, việc khởi kiện ra tòa án là một giải pháp pháp lý được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Phương thức giải quyết này có những ưu, nhược điểm riêng. Theo dõi bài viết dưới đây của Long Phan PMT để nắm rõ quy trình giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng này ạ.
Mục Lục
Doanh nghiệp có bắt buộc phải ra tòa khi có tranh chấp với người tiêu dùng không?
Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả trước khi đưa ra Tòa án như thương lượng, hòa giải. Nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án là thời gian giải quyết kéo dài với nhiều thủ tục và cấp tòa. Do đó, đối với các tranh chấp các bên vẫn còn thiện chí giải quyết tranh chấp, Tòa án không phải là phương thức được ưu tiên.
Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng mang các hiệu quả nhất định như Quyết định/ Bản án của Tòa án có tính pháp lý ràng buộc, buộc các bên phải tuân thủ.
>>>Xem thêm: Quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
Các loại tranh chấp với người tiêu dùng thường gặp
Các loại tranh chấp với người tiêu dùng thường gặp có thể bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cụ thể như sau:
- Tranh chấp về chất lượng sản phẩm
- Tranh chấp về hợp đồng dịch vụ
- Tranh chấp về quảng cáo sai sự thật
- Tranh chấp về giá cả và thanh toán
- Tranh chấp về quyền đổi trả hàng
- Tranh chấp về bảo mật thông tin cá nhân
Trình tự giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Quy trình khởi kiện và giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng tại Tòa án quy định cụ thể tại Chương II Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, các bước khởi kiện được quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
- Chứng cứ chứng minh tranh chấp với người tiêu dùng (hợp đồng, hóa đơn, thông tin liên quan đến giao dịch…).
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị kiện để xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
Doanh nghiệp nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền, thường là nơi cư trú người bị kiện theo quy định tại Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Bước 3: Tòa án xem xét và phân công thẩm phán giải quyết đơn khởi kiện.
- Nếu nội dung khởi kiện đầy đủ, đúng thẩm quyền tòa án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn, giảm án phí).
- Nếu hồ sơ khởi kiện chưa đầy đủ, Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án
Sau khi nhận biên lai nộp tạm ứng án phí của người bị kiện hoặc xét trường hợp được miễn, giảm án phí, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án.
Bước 5: Chuẩn bị xét xử.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, tòa án sẽ thực hiện các công việc:
- Yêu cầu thu thập tài liệu, chứng cứ.
- Tổ chức phiên hòa giải.
- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp nhận, công khai chứng cứ.
Nếu các bên hòa giải được trong thời gian này và có yêu cầu tòa án công nhận, Tòa án sẽ ban hành Quyết dịnh công nhận sự thỏa thuận của đương sự mà không cần phải thông qua xét xử.
Bước 5: Xét xử vụ án
Nếu hòa giải không thành, vụ án sẽ được đưa ra xét xử. Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai của các bên để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Trường hợp một trong các bên đương sự không đồng ý với nội dung bản án sơ thẩm có thể thực hiện thủ tục kháng cáo để yêu cầu xét xử phúc thẩm.
Thời hạn giải quyết
Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời gian chuẩn bị xét xử các vụ án dân sự với người tiêu dùng là 04-06 tháng kể từ thời điểm thụ lý. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có thể kéo dài hơn rất nhiều bởi những khó khăn trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ, sự hợp tác của các bên đương sự.
Tư vấn giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng hiệu quả cho doanh nghiệp
Việc giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng cần giữ vững uy tín của doanh nghiệp và đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Dưới đây là những biện pháp tư vấn hiệu quả mà Long Phan PMT có thể đề xuất để doanh nghiệp xử lý các tranh chấp này:
- Tư vấn xây dựng chính sách rõ ràng về quyền lợi của người tiêu dùng.
- Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp hiệu quả.
- Tham gia các buổi làm việc thương lượng, hòa giải với người tiêu dùng.
- Tư vấn thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án: soạn thảo và tham gia tố tụng tại tòa.
>>>Xem thêm: Người tiêu dùng có được yêu cầu bồi thường hàng hóa khi có lỗi
Giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng bằng Tòa án là phương án sau cùng khi các biện pháp thương lượng và hòa giải không đạt được kết quả. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, chứng cứ, và có sự hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết về quy trình khởi kiện tại Tòa án.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.