Dịch vụ thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải trọn gói giá rẻ

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải là dịch vụ hỗ trợ các cá nhân, tổ chức đang muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Bao gồm tư vấn pháp luật, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục theo quy trình thành lập doanh nghiệp. Để biết thêm về điều kiện kinh doanh vận tải cũng như dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây.

Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Các loại hình kinh doanh vận tải

Hiện nay, có 4 loại hình kinh doanh vận tải, bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải đường bộ gồm: kinh doanh vận tải hàng hóa và kinh doanh vận tải hành khách trên đường bộ
  • Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa gồm: kinh doanh vận tải hàng hóa và kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa
  • Kinh doanh vận tải đường sắt gồm: kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt
  • Kinh doanh vận tải đường hàng không gồm vận chuyển: hành khách, hành lý, bưu gửi bằng đường hàng không

Điều kiện kinh doanh vận tải

Kinh doanh vận tải đường bộ

Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008, điều kiện chung kinh doanh vận tải đường bộ được quy định như sau:

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
  • Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
  • Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Đối với kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi thì chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được thực hiện và phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này
  • Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
  • Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

Như vậy, để kinh doanh vận tải đường bộ, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện nêu trên. Bên cạnh đó, đối với từ lĩnh vực cụ thể (kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến,…) cũng cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định.

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 6 Nghị định 110/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 và khoản 4 Điều 1  Nghị định 128/2018/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải nội địa như sau: Đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi muốn kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến hay kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

Như vậy, trên đây là điều kiện mà doanh nghiệp muốn kinh doanh vận tải đường thủy nội địa phải đáp ứng, bên cạnh đó, đối với từng loại hình vận tải nhất, doanh nghiệp cũng phải thỏa mãn những điều kiện riêng.

Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Kinh doanh vận tải đường sắt

Căn cứ Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.
  • Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.
  • Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.

Như vậy, doanh nghiệp muốn kinh doanh vận tải đường sắt phải thỏa mãn các điều kiện nếu trên.

Kinh doanh vận tải đường hàng không

Căn cứ Điều 5 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, điều kiện kinh doanh vận tải đường hàng không là:

  • Đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định này.
  • Các quy định tại Chương này không áp dụng đối với lĩnh vực đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện.

Điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác (Điều 6 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP:

  • Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác bao gồm các nội dung sau đây: số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay; hình thức chiếm hữu; phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
  • Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung.

Điều kiện về tổ chức bộ máy (Điều 7 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP):

  • Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất.
  • Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
  • Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số thành viên là người nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành để tính tỷ lệ theo yêu cầu của khoản này gồm: Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc); Kế toán trưởng; Người phụ trách các lĩnh vực: hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay và người giữ chức vụ tương đương xác định theo bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.

Điều kiện về vốn (Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP):

Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

  • Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;
  • Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;
  • Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.

Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

  • Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;
  • Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;
  • Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.”

Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển (Điều 9 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) bao gồm:

  • Đánh giá nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường.
  • Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường.
  • Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không, chiến lược phát triển đội tàu bay và kế hoạch phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.

>>>Xem thêm: Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không

Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải

Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định này;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nộp hồ sơ nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải để yêu cầu cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ(điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).

Bước 4: Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do (điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).

Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải

Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải

Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đường hàng không như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép;
  • Báo cáo (kèm tài liệu chứng minh) về việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không trong đó gồm các nội dung: Phương án về số lượng tàu bay dự kiến khai thác; phương án tổ chức bộ máy bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận tải hàng không, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm; nhãn hiệu dự kiến sử dụng; sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;
  • Bản chính văn bản xác nhận vốn;
  • Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) các giấy tờ sau: quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách;
  • Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên, cổ đông tại thời điểm nộp hồ sơ; danh sách thành viên, cổ đông phải đảm bảo đầy đủ các thông tin: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện tại; tỷ lệ phần vốn góp hay số cổ phần nắm giữ; người đại diện quản lý phần vốn góp đối với thành viên, cổ đông là tổ chức; thỏa thuận góp vốn của các cổ đông, thành viên (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  • Cục Hàng không Việt Nam tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận kết quả thẩm định thì có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do.

Bước 4: Cấp Giấy phép kinh doanh

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung. Trường hợp không cho phép, Thủ tướng Chính phủ thông báo tới Bộ Giao thông vận tải và nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép hoặc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc không cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

CSPL: Điều 10 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 89/2019/NĐ-CP

>>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ

Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn các quy định pháp luật thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải và chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Tư vấn điều kiện kinh doanh vận tải của từng loại hình vận tải
  • Tư vấn điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
  • Tư vấn thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
  • Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải
  • Hướng dẫn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, xin đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Thực hiện thủ tục

Thủ tục là một trong những vấn đề phức tạp mà doanh nghiệp phải thực hiện khi muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Họ thường gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước.

Dịch vụ của Luật Long Phan PMT sẽ thay doanh nghiệp giải quyết khó khăn này, tiết kiệm thời gian, công sức của khách hàng. Dịch vụ bao gồm:

  • Thay mặt doanh nghiệp theo ủy quyền để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
  • Thay mặt doanh nghiệp theo ủy quyền để thực hiện thủ tục xin cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải là thủ tục khá phức tạp cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp để được thực hiện nhanh chóng. Việc nắm rõ quy định pháp luật về kinh doanh vận tải là rất cần thiết đối với người thành lập doanh nghiệp. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ chúng tôi qua số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Doanh nghiệp hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87