Đất mẹ đã bán của con chưa thành niên có thể đòi được không? Nếu như đủ căn cứ chứng minh việc chuyển nhượng là trái luật và không phục vụ lợi ích của người được đại diện. Khi đó, cần phải làm rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên đối với diện tích đất đó, nhằm chứng minh cho việc mua bán trái luật. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
Mục Lục
Quy định về đại diện theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, có 04 trường hợp xác lập quan hệ đại diện với cá nhân, trong đó có trường hợp: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật này, đại diện là việc cá nhân/pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện. (khoản 2 Điều 139)
Như vậy, có thể hiểu, cha, mẹ có quyền đại diện con cái (là người chưa thành niên) thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản tại khoản 3 Điều 20. Về mặt pháp lý, con cái có quyền sử dụng đất, nhưng do giới hạn về độ tuổi và nhận thức nên pháp luật yêu cầu cha, mẹ làm đại diện quản lý tài sản cho con cái.
Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) đối với tài sản đặc biệt như bất động sản, động sản phải đăng ký.
Mẹ có được bán đất của con chưa thành niên?
Trường hợp nào mẹ được bán đất của con chưa thành niên
Trước hết, người con là chủ sử dụng hợp pháp của diện tích trên
Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Thông tư 33/2014/TT-BTNMT không cấm người dưới 18 tuổi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (thường gọi là sổ đỏ). Luật chỉ cấm người chưa thành niên tiến hành các công việc như: sang tên, thế chấp, tách thửa v.v. quyền sử dụng đất
Thứ hai, cha mẹ bán đất của con nhằm đạt được mục đích của việc đại diện, cụ thể là đảm bảo quyền lợi cho con cái.
Khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
Nếu con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự. (khoản 4 Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình).
Như vậy, cha mẹ có thể bán đất của con, tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của người con trước khi xác lập giao dịch. Bởi Luật HN&GĐ 2014 quy định, giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản của người chưa thành niên phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ.
>>> Xem thêm: Xử lý giao dịch do người chưa thành niên xác lập
Mẹ bán đất trái luật đòi lại như thế nào?
Những giao dịch vi phạm những nguyên tắc tại mục 2.1 được xem là trái luật, vì các giao dịch này xâm phạm đến nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện của các bên theo pháp luật dân sự.
Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự vi phạm nguyên tắc này có nguy cơ bị vô hiệu. Các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Cũng theo khoản 1 Điều 139 và khoản 1 Điều 143 Bộ luật này, nếu người đại diện xác lập giao dịch không thuộc phạm vi đại diện, thì:
- Người đã giao dịch với họ (người mua) có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Trường hợp người đại diện (cha, mẹ) và người đã giao dịch với người đại diện (người mua) cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện (con cái) thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. (khoản 4 Điều 143 BLDS 2015)
Có thể sử dụng các phương pháp sau để đòi lại đất:
- Làm đơn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu;
- Làm đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Khởi kiện tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán nhà đất;
- Kiện đòi tài sản;
>> Tham khảo thêm: THỦ TỤC KHỞI KIỆN TUYÊN VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐẤT DO BỊ LỪA DỐI
Chi phí thuê luật sư đòi lại đất mẹ bán trái luật
Chi phí luật sư dựa trên nhiều yếu tố như mức độ phức tạp của vụ việc, kinh nghiệm của Luật sư, phạm vi yêu cầu của khách hàng.
Chi phí thuê luật sư thường bao gồm các khoản sau:
- Phí Nhà nước: bao gồm các khoản tiền tạm ứng án phí, lệ phí cần nộp cho Tòa án; phí thẩm định giá, phí yêu cầu thi hành án.
- Phí công tác
- Thù lao luật sư
- Thuế VAT và các chi phí, lệ phí khác (nếu có)
Cam kết chất lượng dịch vụ
Phương châm của chúng tôi là “Lấy uy tín làm đầu, sống chết vì chữ tín”.
- Tại Long Phan PMT, chúng tôi cam kết nỗ lực tối đa để hoàn thành công việc mà khách hàng giao phó.
- Mọi thông tin của khách hàng đều được giữ kín, nhằm đảm bảo tính bảo mật trước, trong và sau khi tranh tụng.
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn cam kết;
- Hạch toán chi phí, lệ phí minh bạch, đầy đủ.
- Hỗ trợ kịp thời qua tất cả các phương tiện liên lạc nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Như vậy, chúng tôi đã đưa ra một vài hướng dẫn cho Quý khách hàng về việc đòi lại đất đã bán do cha mẹ chuyển nhượng trái luật. Đây là một thủ tục phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của đội ngũ tư vấn. Vì vậy, nếu Quý khách cần tư vấn chi tiết, hãy liên lạc chúng tôi theo số hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.