Con sinh ra sau ly hôn có được công nhận là con chung nếu xét theo quy định luật hôn nhân gia đình. Bởi, dù hai người đã chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng quyền và nghĩa vụ với con vẫn tồn tại. Bài viết sau đây của Luật Long Phan PMT sẽ làm rõ nội dung này.

Cách xác định con chung của vợ, chồng
Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình như sau: Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
Tuy nhiên, tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, trong trường hợp con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân, tức là con chung của vợ, chồng.
Nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 58 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2024, Cha, mẹ phải có trách nhiệm, nghĩa vụ về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; có quyền, nghĩa vụ thăm nom và có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
>>Xem thêm: Cha không chịu nhận con giải quyết thế nào?
Xử lý thế nào khi một trong hai người không cho nhận con sau khi ly hôn
Trường hợp cha không nhận con
Khi người cha không nhận con, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ruột sinh ra sau khi ly hôn, người mẹ có thể làm thủ tục khởi kiện yêu cầu nhận cha cho con.
Thủ tục khởi kiện thực hiện tại tòa án nhân dân nơi người cha, hoặc người mẹ cư trú. Hồ sơ, trình tự được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trường hợp mẹ ngăn cản việc cha nhận con
Nếu người mẹ ngăn cản, không cho người cha nhận con sau khi ly hôn, người cha có thể:
- Làm thủ tục nhận cha cho con tại cơ quan tư pháp nơi cha cư trú hoặc nơi con làm khai sinh (trường hợp đã làm khai sinh).
- Làm thủ tục khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền nếu có tranh chấp về việc xác định quan hệ cha con.
>>> Xem thêm:
- Thủ tục làm khai sinh cho con khi bố mẹ đã ly hôn
- Tòa lấy ý kiến con trên 7 tuổi trong vụ án ly hôn mấy lần?
FAQ về xác định con chung sau khi ly hôn
1. Quy định pháp lý nào được áp dụng để xác định quyền nuôi con sau ly hôn?
Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Bộ luật Dân sự 2015.
2. Ai có quyền quyết định về việc nuôi con chung sau ly hôn?
Trước tiên, cha mẹ có thể tự thỏa thuận về quyền nuôi con chung. Nếu không đạt được thỏa thuận, Tòa án sẽ can thiệp và quyết định dựa trên nguyên tắc lợi ích tốt nhất cho con.
3. Tòa án xét đến những yếu tố nào khi xác định quyền nuôi con chung?
Các yếu tố thường được xem xét bao gồm: Điều kiện kinh tế; Môi trường, không gian sống của con; Thời gian trực tiếp chăm con.
4. Trong trường hợp có tranh chấp, làm cách nào để nhận cha con?
Người cha có thể khởi kiện đến tòa án, cung cấp bằng chứng chứng minh quan hệ cha con.
Luật sư hỗ trợ việc xác định con chung của vợ, chồng
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu pháp luật, Luật Long Phan PMT chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất về việc:
- Tư vấn về cách xác định con chung của vợ chồng.
- Tư vấn về trường hợp vợ hoặc chồng không muốn nhận con.
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với con cái.
- Tư vấn quy định về xác định quan hệ cha, con sau khi ly hôn.
- Hướng dẫn xác định quan hệ huyết thống cha con.
- Tư vấn hướng dẫn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn.
- Tư vấn về nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái của cha, mẹ.

Việc xác định cha con đối với con hình thành sau khi ly hôn được xác định theo quy định luật hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp con sinh ra trong thời gian 300 ngày kể từ ngày ly hôn trên thực tế đều là con chung, vì vậy việc xác định con chung còn phụ thuộc vào yếu tố chứng minh quan hệ huyết thống. Nếu quý bạn đọc có gì thắc mắc về nội dung ly hôn hoặc muốn tìm kiếm những quy định pháp lý liên quan, xin vui lòng liên hệ Luật Long Phan PMT qua hotline: 1900.63.63.87 để được Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.
Tags: Quyền nuôi con, Tranh chấp quyền nuôi con, Xác định con chung
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.