Hướng giải quyết khi vợ không cho gặp con sau ly hôn

Giải quyết khi vợ không cho gặp con sau khi ly hôn là quá trình giải quyết tranh chấp khi người vợ cản trở không cho chồng thăm nom, chăm sóc con chung. Việc làm này là không đúng với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Vậy giải quyết khi vợ ngăn cản quyền thăm con sau ly hôn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn đối với con cái

Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì:

  • Cha, mẹ người mà không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, sau khi ly hôn người chồng hoàn toàn có quyền thăm non con mà không ai được cản trở.

Người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì:

  • Cha, mẹ người mà trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy người vợ không được phép cản trở người chồng thăm non con sau khi ly hôn.

Ly hôn rồi mà thăm con cũng không được

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Làm gì khi vợ không cho gặp con sau ly hôn?

  • Để giải quyết trường hợp này, trước hết cần thương lượng với người vợ và gia đình của người vợ để đảm bảo quyền thăm non con của người chồng.
  • Trong trường hợp người vợ và gia đình vợ vẫn tiếp tục cố tình không cho chồng thăm nom con, thì người chồng có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ có những biện pháp cưỡng chế buộc vợ và gia đình vợ thực hiện đúng nghĩa vụ theo bản án cũng như theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Hướng dẫn xác định mức cấp dưỡng nuôi con khi khởi kiện ly hôn

Xử lý hành vi vợ ngăn cản không cho gặp con sau ly hôn

Vợ không cho chồng thăm con

Luật sư tư vấn giải quyết khi vợ không cho gặp con sau ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn

Luật sư tư vấn hướng giải quyết khi vợ không cho gặp con sau ly hôn

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu kiến thức pháp luật, Công ty luật Long Phan PMT sẽ hỗ trợ cho khách hàng những vấn đề sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
  • Tư vấn giải quyết khi vợ không cho gặp con sau ly hôn.
  • Tư vấn thủ tục thay đổi quyền nuôi con khi vợ không cho gặp con sau ly hôn.

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Long Phan PMT sẽ là đơn vị hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề về hôn nhân gia đình hieeujq ủa. Nếu Quý khách hàng còn vấn đề thắc mắc hay cần được hỗ trợ khi bị ngăn cản quyền thăm con sau ly hôn hãy liên hệ Công ty luật Long Phan qua số hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

9 thoughts on “Hướng giải quyết khi vợ không cho gặp con sau ly hôn

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  1. Vinh Nguyễn đình says:

    luật sư ơi tư vấn giúp e với ạ. e với vợ ly hôn đc 1 năm vk dành quyền nuôi con và ở với nhà bà ngoại lương vk e giáo viên 6tr và đang quen người khác và có ý định tái hôn.e có nhà với lương cao hơn vk em giờ em muốn dành quyền nuôi con có khả năng rành được không luật sư ơi

  2. Mai Hoàng Chí says:

    Vào một tối, con tôi trằn trọc khó ngủ, vợ chồng cự cãi, vợ tôi dùng những lời lẽ không hay, thiếu tôn trọng tôi nên tôi có tát cô ấy 2 cái vào má. Sang tuần, dù giận dỗi, nhưng tôi vẫn chủ động phụ giúp vợ chăm sóc con. Cuối tuần, mẹ vợ và anh vợ có qua nhà tôi, có dùng những lời lẽ không hay để đưa vợ con tôi về. Tôi qua bên vợ, mọi thứ đều nhận sai, cũng chỉ mong được đón vợ con mình về. Nhưng, anh vợ liên tục đạp tôi, đánh thẳng vào mặt tôi, ném đồ vật vào mặt tôi và còn dùng những từ ngữ kém sang để nói về ba mẹ tôi. Hơn thế, ngay cả khi cuối tuần tôi qua thăm con, xin được bế con, quỳ xuống van xin nhưng mẹ vợ tôi vẫn không đồng ý, còn dùng lời lẽ sỉ nhục tôi, cho rằng tôi không có quyền và tư cách thăm con. Bố mẹ tôi, sau khi được bố vợ xin lỗi và mời qua nhà, cũng đồng ý qua và chịu trận, chịu những lời lẽ dung tục, những thái độ tiêu cực, và cả đe dọa, dọa giết, …
    Tôi rất thương con, mọi cố gắng của tôi đều vì vợ vì con. Cớ sự ngày hôm nay, tôi không biết phải xử lý như thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87