Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh thế nào là đúng luật là vấn đề pháp lý được nhiều đọc giả quan tâm. Với đặc điểm phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt, nhất là về vấn đề cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh
Mục Lục
Công ty hợp danh
Căn cứ Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo điều lệ công ty hợp danh.
Tài sản của công ty hợp danh
Theo Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
- Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty
Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh đúng luật
Hội đồng thành viên
Theo khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên trong công ty. Theo đó, hội đồng thành viên sẽ bầu một thành viên hợp danh lên làm Chủ tịch Hội đồng thành viên và đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp danh tùy theo Điều lệ công ty không có quy định khác:
- Định hướng, chiến lược phát triển công ty.
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
- Tiếp nhận thêm thành viên mới.
- Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên.
- Quyết định dự án đầu tư.
- Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn.
- Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn.
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên.
- Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty.
Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành.
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Chủ tịch Hội đồng thành viên là thành viên hợp danh trong công ty có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quản lý điều hành công ty và đưa ra những quyết định chủ chốt của công ty hợp danh. Theo khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Chủ tịch Hội đồng thành viên được bầu ra bởi Hội đồng thành viên, ngoài ra, chủ tịch Hội đồng thành viên cũng có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của các thành viên hợp danh trong công ty.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có nghĩa vụ thực hiện việc quản lý và điều hành các công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh và thực hiện phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh trong công ty.
Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể do Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm nhiệm hoặc không. Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, ở công ty hợp danh, các thành viên hợp danh đều có quyền điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty ngoài Chủ tịch Hội đồng thành viên hay Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Theo đó, thành viên hợp danh dù không giữ chức vụ gì trong công ty cũng có quyền đại diện theo pháp luật và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp danh cũng có thể thực hiện quản lý, điều hành công ty với tư cách là thành viên hợp danh.
Công ty hợp danh huy động vốn thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Như vậy, công ty hợp danh chỉ có thể huy động vốn bằng cách thêm thành viên để tăng số vốn điều lệ của công ty.
Thêm thành viên mới để huy động vốn
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực doanh nghiệp quý khách có thể truy cập Luật sư doanh nghiệp để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP và hỗ trợ. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.