Cách tính lãi phạt trong hợp đồng kinh doanh thương mà các bên trong hợp đồng cần phải biết khi bên kia vi phạm nghĩa vụ. Lãi phạt được tính dựa trên các quy định của pháp luật liên quan hoạt động kinh doanh thương mại. Để nắm cụ thể về cách tính lãi phạt của các bên trong hợp đồng kinh doanh thương mại thì Quý khách có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Lãi phạt trong hợp đồng kinh doanh thương mại
Mục Lục
Phạt vi phạm trong hợp đồng kinh doanh thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005, phạt vị phạm trong hợp động kinh doanh thương mại được định nghĩa như sau: Phạt vi phạm là chế tài thương mại được áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng, theo đó bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.
Quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng kinh doanh thương mại
Giới hạn mức phạt vi phạm
Theo quy định của Luật Thương mại 2005 tại Điều 301 quy định về mức phạt quy phạm thì mức phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi thoả thuận về mức phạt của các bên trong hợp đồng nhưng không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy định, cụ thể không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Tuy nhiên, đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng và mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
Phạt vi phạm khác gì với bồi thường thiệt hại
Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai chế tài được quy định trong Luật Thương mại 2005. Chúng ta cần phải làm rõ điểm khác biệt giữa hai biện pháp chế tài này để tránh hiểu sai khi áp dụng.
Thứ nhất, Về điều kiện áp dụng
Chế tài Phạt vi phạm được quy định tại Điều 300 Luật Thương mại. Theo đó, phạt vi phạm cần phải được thỏa thuận trong hợp đồng, nên khi có vi phạm xảy ra mà các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, bồi thường thiệt hại phát sinh khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 mà không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
Thứ hai, Về mức áp dụng chế tài
- Phạt vi phạm: mức phạt do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
- Bồi thường thiệt hại: Bồi thường theo giá trị thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
>>>Xem thêm: Cách tính mức bồi thường do vi phạm hợp đồng
Thứ ba, Về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác
Phạt vi phạm có được tính lãi không?
Về lãi suất của phạt vi phạm khi số tiền phạt này không trả đúng thời hạn quy định hiện nay chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng không phù hợp khi tính thêm lãi suất của phạt quy phạm vì như vậy được xem như “phạt chồng phạt”.
Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng có ý nghĩa răn đe, nhắc nhở các bên phải thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc. Căn cứ theo Điều 306 Luật Thương mại 2005 quy định quyền yêu cầu tiền lãi chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
Bên cạnh đó, có thể tham khảo tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán nhân dân tối cao quy định về lãi, lãi suất, phạt vi phạm. Theo đó tại Điều 8 nghị quyết này, trong hợp đồng tín dụng, chấp nhận lãi phạt chậm trả nhưng được tính trên nợ lãi trong hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc. Điều này cũng phù hợp với quy định của pháp luật về phạt vi phạm cũng như sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nhằm nâng cao trách nhiệm của bên vay đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi.
Như vậy, việc không tính lãi trên khoản tiền phạt vi phạm là hợp lý vì đây là một khoản tiền không tính trên số tiền nợ gốc và nó chỉ phát sinh thêm dựa trên hành vi vi phạm thỏa thuận hợp đồng. Bản chất của nó đã là một khoản phạt, nếu tính thêm tiền lãi phạt thì đây thật sự là “lãi chồng lãi”, pháp luật nước ta không cho phép về hành vi này.
Thỏa thuận phạt vi phạm khi nào bị vô hiệu?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định về mức phạt vi phạm đối với hợp đồng thương mại ở mức 8% và đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước là 12% giá trị hợp đồng và không quy định về hành vi nếu thỏa thuận vượt quá mức trần. Vậy nếu các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm trên mức mà pháp luật quy định thì phải làm sao? Thực tế, các Thẩm phán thường xét xử cho rằng thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% nghĩa vụ bị vi phạm là không phù hợp với quy định pháp luật và giải quyết theo hai hướng:
- Thứ nhất, phần vượt quá sự thỏa thuận sẽ bị tuyên vô hiệu và mức phạt vi phạm hợp đồng chỉ dừng lại ở mức 8% theo Luật thương mại và 12% theo Luật xây dựng.
- Thứ hai, phần thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu.
Giải quyết theo hướng thứ nhất được nhiều nhà Luật gia đồng ý và áp dụng khi xét xử. Bởi lẽ nó phù hợp với quy định của pháp luật tại Đoạn thứ hai khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.
Dịch vụ luật sư tư vấn hỗ trợ, tư vấn điều khoản phạt trong hợp đồng
Tư vấn phạt vi phạm trong hợp đồng kinh doanh thương mại
Đối với các tranh chấp về điều khoản phạt trong hợp đồng kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp có thể dựa vào dịch vụ pháp lý sẵn có tại công ty hoặc tìm Văn phòng Luật sư uy tín để giúp đỡ. Tại Luật Long Phan PMT, với đội ngũ luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng để giúp đỡ quý khách hàng. Cụ thể:
- Tư vấn quy định pháp luật về phạt vi phạm riêng và các chế tài trong hoạt động thương mại nói chung
- Tư vấn các điều kiên, mức phạt vi phạm trong hợp đồng kinh doanh thương mại
- Tư vấn cách tính lãi phạt trong hợp đồng kinh doanh thương mại
- Tư vấn hậu quả pháp lý khi thỏa thuận mức phạt vướt quá mức trần mà pháp luật cho phép
- Tư vấn, hướng dẫn soạn thảo hợp đồng trong đó có điều khoản phạt vi phạm một cách chi tiết và hạn chế các rủi ro
- Tư vấn các hướng giải quyết tranh chấp về phạt vi phạm tỏng hợp đồng kinh doanh thương mại
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp
- Tư vấn chuẩn bị tài liệu hồ sơ
- Soạn thảo đơn từ các văn bản khác có liên quan trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp
- Luật sư tham gia tranh tụng bảo về quyền lợi khách hàng khi có tranh chấp
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.
Điều khoản phạt vi phạm cũng như lãi phạt trong hợp đồng kinh doanh thương mại là một trong các điều khoản nhằm đảm bảo cho các bên trong hợp đồng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Mặc dù pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận nhưng điều đó không đồng nghĩa các bên thỏa thuận trái với quy định pháp luật. Do đó, nếu Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn về phạt vi phạm nói riêng hoặc tư vấn luật hợp đồng thương mại nói chung thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.63.63.87 để được luật sư hợp đồng tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhất
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.