Các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là các trường hợp xác định trách nhiệm về tổn thất đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua. Việc hiểu rõ về quy định pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro sẽ giúp cho các bên trong quan hệ bảo vệ quyền lợi của mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho Quý khách hàng về các trường hợp của việc chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Trường hợp chuyển rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Trường hợp chuyển rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được hiểu là một thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên bán cam kết giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, cùng với việc nhận thanh toán; bên mua cam kết thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Căn cứ theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có quyền thỏa thuận và thống nhất với nhau về các điều khoản sau:

  • Đối tượng của hợp đồng.
  • Số lượng, chất lượng.
  • Giá, phương thức thanh toán.
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên.
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc mẫu hàng hóa cụ thể. Các bên tham gia hợp đồng cần cân nhắc và thỏa thuận các điều khoản một cách cẩn trọng và chi tiết, tránh rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

>>>Xem thêm: Các điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá

Nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá

>>> Xem thêm: Điều khoản chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Trong quá trình thương mại mua bán hàng hoá, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro là một trong những vấn đề quan trọng mà các bên thường quan tâm khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Đặc biệt đối với các loại hàng hóa dễ hư hỏng hoặc dễ mất mát, điều này trở nên cực kỳ quan trọng.

Chuyển rủi ro là quá trình xác định bên nào trong giao dịch, bên mua hay bên bán, sẽ chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc hỏng hóc của hàng hoá tại một thời điểm nhất định. Tính từ thời điểm chuyển rủi ro, bên bán sẽ không còn phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại nào liên quan đến hàng hoá.

Các trường hợp chuyển rủi ro

Thứ nhất, đối với trường hợp có địa điểm giao hàng xác định:

Theo Điều 57 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

Thứ hai, đối với trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định:

Căn cứ Điều 58 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá

Thứ ba, đối với trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển: 

Theo quy định tại Điều 59 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá.
  • Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Thứ tư, đối với trường hợp hàng hoá đang trên đường vận chuyển:

Theo quy định tại Điều 60 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Thứ năm, chuyển rủi ro hàng hóa trong trường hợp khác

Căn cứ Điều 61 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

  • Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
  • Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi hàng hóa được vận chuyển mà có rủi ro phát sinh thì vấn đề về chuyển rủi ro sẽ được thực hiện theo quy định của Luật thương mại như đã đề cập ở trên

>>>Xem thêm: Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi xảy ra tranh chấp về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá, căn cứ Điều 317 Luật Thương mại 2005, các bên thường có thể giải quyết theo các phương pháp sau:

  • Thương lượng giữa hai bên:Các bên có thể thảo luận và đàm phán trực tiếp với nhau để tìm ra một giải pháp hợp lý. Thường thì việc thương lượng trực tiếp giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và linh hoạt, tránh được chi phí và thời gian điều trần. Kết quả của thương lượng sẽ phụ thuộc vào sự tự nguyện thực hiện các cam kết của các bên, không có bất kì cơ chế pháp lý nào để đảm bảo thực thi đối với thỏa thuận.
  • Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò là trung gian để hỗ trợ, các bên tranh chấp tìm được giải pháp tốt nhất, đi đến thỏa thuận và kết thúc tranh chấp. Điều này có thể là một phương tiện hiệu quả để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình giải quyết.
  • Giải quyết bằng trọng tài:nếu như các bên có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài từ trước thì thủ tục tố tụng trọng tài sẽ được áp dụng để giải quyết. Ưu điểm của phương thức này là các bên có thể linh hoạt, chủ động trong thủ tục giải quyết tranh chấp. Đồng thời, phán quyết Trọng tài có tính chung thẩm nên việc giải quyết một vụ việc tranh chấp rất nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo được bí mật
  • Khởi kiện ra Tòa án:Trong trường hợp tranh chấp không thể được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải thì một trong hai bên có thể quyết định khởi kiện tại các cơ quan pháp luật để giải quyết vấn đề. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp có giá trị pháp lý và mang tính cưỡng chế thi hành cao. Chi phí tố tụng thấp hơn so với Trọng tài, việc xét xử thực hiện thông qua hai cấp xét xử nên quyết định của toà án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng tại Tòa án không quá linh hoạt, thời gian giải quyết dài và tính bảo mật không cao.

Tùy thuộc vào tình huống cụ thể và quan hệ giữa các bên, một trong những phương pháp trên có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá.

>>> Xem thêm:Hướng dẫn giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam

Dịch vụ luật sư tư vấn về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Các dịch vụ mà các luật sư thường cung cấp để tư vấn về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm:

  • Tư vấn pháp lý: Luật sư có thể cung cấp tư vấn về các quy định pháp lý liên quan đến chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm các quy định của luật dân sự, luật thương mại và các quy định quốc tế như Incoterms.
  • Phân tích hợp đồng: Luật sư có thể giúp phân tích và đánh giá các điều khoản về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.
  • Lập hợp đồng: Luật sư có thể giúp các bên lập ra các điều khoản và điều kiện cụ thể về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá, đảm bảo rằng các quy định được phản ánh chính xác ý định và mong muốn của các bên.
  • Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Đàm phán hợp đồng: Luật sư có thể đại diện cho một trong các bên trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm việc thương lượng các điều khoản liên quan đến chuyển rủi ro để bảo vệ lợi ích của khách hàng.
  • Giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp tranh chấp phát sinh về chuyển rủi ro trong hợp đồng, luật sư có thể đại diện cho khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp, bao gồm việc đưa ra tư vấn pháp lý và tham gia vào các quá trình hòa giải hoặc tòa án.

Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của khách hàng và tình hình pháp lý, các luật sư có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và đại diện pháp lý liên quan đến chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá.

Tư vấn về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Tư vấn về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Hiểu rõ về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa giúp các bên tham gia bảo vệ quyền lợi của mình cũng như đạt được mục đích kinh doanh. Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro cần được ghi rõ trong hợp đồng mua bán hàng hóa để tránh xảy ra tranh chấp. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, quý khách hàng có thể liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được Luật sư hợp đồng tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Các bài viết liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87