Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là vấn đề pháp lý được các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, với nhiều chính sách ưu đãi, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cho phép đầu tư vào Việt Nam với các hình thức khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức liên quan đến các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo Luật Đầu tư 2020.

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư

Đầu tư nước ngoài là gì ?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể đầu tư nước ngoài là gì, nhưng căn cứ vào bản chất của hoạt động này, chúng ta có thể hiểu như sau:

Đầu tư nước ngoài là việc một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân của một quốc gia đưa vốn bằng các hình thức khác nhau (tiền hoặc tài sản có giá trị khác) vào Việt Nam để thực hiện một dự án hay một công trình nhằm mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trong một thời gian được Nhà nước cho phép dưới hình thức đầu tư khác nhau.

Đặc điểm của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Có thể nói, đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài cũng có một số đặc trưng khác với đầu tư trong nước.

  • Đầu tiên là về chủ đầu tư, chủ đầu tư là người nước ngoài, liên quan đến các yếu tố nước ngoài như quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, tập quán,… Đây là các yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư nước ngoài.
  • Đặc trưng tiếp theo là gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản khác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư.
  • Và cuối cùng, đối với đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI).

>>> Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Vai trò của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Thứ nhất, việc thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.
  • Thứ hai, đầu tư nước ngoài cũng tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
  • Thứ ba, khu vực đầu tư nước ngoài cũng có nhiều đóng góp trong tạo việc làm cho người dân Việt Nam, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
  • Thứ tư, Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất khu vực và trên thế giới, trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, tạo niềm tin đến với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào Việt Nam để hoạt động các ngành nghề kinh doanh, nhằm mục đích phát triển nền kinh tế công nghiệp, hiện đại thời kỳ0.

Quy định về hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Pháp luật về đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư

Pháp luật về đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư

Hiện nay pháp luật đầu tư quy định cụ thể về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020 có quy định 4 hình thức đầu tư chủ yếu sau:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Hình thức thành lập tổ chức kinh tế bao gồm hai phương thức, đó là: thành lập công ty 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều kiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Đây là hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế để thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế nhưng phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ cũng như hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động nêu trên.

Thực hiện dự án đầu tư ( hợp đồng PPP)

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP là phương thức thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công. Như vậy, trong quan hệ đầu tư theo phương thức đối tác công tư luôn có 2 chủ thể là Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân.

Theo đó, có 7 loại hợp đồng theo hình thức đối tác công tư, bao gồm hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT), Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh ( BOO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL), Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BTL) và Hợp đồng Kinh doanh –Quản lý (O&M).

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước hoặc giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài theo thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận , phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Các bên tham gia hợp đồng BCC tự thành lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các bên tự thỏa thuận.

Như vậy, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới, theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên không bị ràng buộc về mặt tổ chức mà bị ràng buộc theo hợp đồng các bên ký kết.

Luật sư tư vấn về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Luật sư tư vấn pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Luật sư tư vấn pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập công ty, đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam.
  • Tư vấn các cơ chế được miễn giảm, chính sách ưu đãi của nhà nước nhằm giúp các nhà đầu tư nắm bắt được các quyền lợi tối đa khi đầu tư vào Việt Nam
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và những thông tin liên quan để chuẩn bị đầy đủ.
  • Đại diện khách hàng tham gia các buổi thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng.

Nhìn chung, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào mục đích, điều kiện kinh tế mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp để đem lại lợi ích tốt nhất. Qua bài viết này chúng tôi hy vọng đã giải đáp được cho các bạn những thắc mắc về các hình thức đầu tư nước ngoài tại việt Nam. Nếu như Quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề trên cũng như cần được tư vấn các quy định của pháp luật về Luật Đầu tư thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (57 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87