Hiện nay đang rộ lên tình trạng các cá nhân tự mình đứng ra nhận ủy thác đầu tư vào các sàng giao dịch điện tự Forex với cam kết lãi suất lên đến 100%/năm. Nhiều người bán tính bán nghi về hoạt động vì nó còn khác mới lạ. Như vậy pháp luật quy định như thế nào về ủy thác đầu tư, việc các cá nhân tự đứng ra nhận ủy thác có đúng theo quy định của pháp luật. Bài viết sau đây sẽ giúp các giải đáp các câu hỏi trên
Nhận kêu gọi ủy thác với cam kết lợi nhuận khủng
Mục Lục
Ủy thác đầu tư là gì
Hiện nay các định nghĩa về ủy thác trong pháp luật còn khá mới mẻ ít được ghi nhận cụ thể. Ta có thể thấy khái niệm ủy thác mua bán hàng hóa ở Điều 155 Luật thương mại 2005, sửa đổi bổ sung 2019 “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác.” Từ khái niệm trên ta có thể suy ra, ủy thác đầu tư là việc giao một khoản vốn để cho các nhân, pháp nhân nhân danh chính họ để thực hiện việc đầu tư vào một dự án đầu tư để nhận lại một khoản lãi.
>> Xem thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng ủy thác thương mại
Chủ thể được phép nhận ủy thác đầu tư
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-NHNN, có ghi nhận về việc nhận ủy thác đầu tư như sau “Tổ chức tín dụng (trừ công ty tài chính), chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ủy thác, nhận ủy thác đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh.” Và tại khoản 2 Điều 54 Luật các tổ chức tín dụng 2010 cũng đề cập về chủ thể có quyền nhận ủy thác đầu tư “Cổ đông nhận ủy thác đầu tư cho tổ chức, cá nhân khác phải cung cấp cho tổ chức tín dụng thông tin về chủ sở hữu thực sự của số cổ phần mà mình nhận ủy thác đầu tư trong tổ chức tín dụng”. Theo đó có thể thấy pháp luật đã có ghi nhận chủ thể được ủy thác đầu tư là gồm: công ty tài chính, các cá nhân, tổ chức là cổ đông của công ty cổ phần.
Các công ty tài chính nhận ủy thác đầu tư
Nhận ủy thác đầu tư cá nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo đó cá nhân vẫn có quyền nhận ủy thác đầu tư khi có đủ các điều kiện luật định. Trường hợp cá nhân tự đứng ra nhận tiền ủy thác mà không thực hiện hợp đồng ủy thác hay có hành vi lẩn trốn nhằm trốn trách trách nhiệm hoàn lãi cho người ủy thác hoàn toàn có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi 2017, hay Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 BLHS 2015 sửa đổi 2017.
Rủi ro khi ủy thác đầu tư
Bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng tiềm ẩn các rủi ro, ủy thác đầu tư cũng như vậy. Khi ủy thác đầu tư các rủi ro mà các nhận thường thấy nhất:
- Nguồn tiền dễ bị thất thoát bởi không có gì là đảm bảo chắc chắn 100% tiền đầu tư của bạn sẽ sinh lời, nhất là khi bên nhận ủy thác có ít kinh nghiệm về tài chính, đầu tư.
- Dễ bị lừa đảo bởi các đối tượng mạo danh
- Chưa có khung pháp lý rõ ràng trong việc ủy thác đầu tư nên khó khi các tranh chấp xảy ra
- Chịu các nghĩa vụ về thuế, nghĩa vụ tài chính khi bên nhận ủy thác có sai phạm
Rủi ro cao khi ủy thác đầu tư
Khởi kiện khi có tranh chấp từ ủy thác đầu tư
Khi có các tranh chấp xảy ra trong hoạt động ủy thác đầu tư thì con đường để giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất vẫn là khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
Nộp đơn khởi kiện
Khi có tranh chấp xảy ra các bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể nộp đơn khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền dưới các hình thức sau theo quy định tại Điều 190 BLTTDS 2015 như sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện mới nhất trong tố tụng dân sự gồm những gì
Tòa xem xét và thụ lý
Khi tiếp nhận đơn khởi kiện, theo quy định tại Điều 191 BLTTDS 2015, sửa đổi bổ sung 2019 thì trong 3 ngày làm việc Chánh án có trách nhiệm phân công Thẩm phán khi đó Thẩm phán có thời hạn 5 ngày làm việc để xem xét đơn khởi kiện, kết thúc thời hạn Thẩm phán sẽ ra một trong các quyết định sau:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tòa ra quyết định
Theo quy định tại Điều 203 BLTTDS 2015 sửa đổi bổ sung 2019, tòa án có thời gian 4 tháng trường hợp sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hay vụ án có tính chất phức tạp là 6 tháng để chuẩn bị xét xử vụ án. Hết thời gian quy định trên Thẩm phán xét xử vụ án phải ra một trong các quyết định sau:
- Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đưa vụ án ra xét xử
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về quyền nhận ủy thác đầu tư của cá nhân kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.