Bị mắc bệnh hiểm nghèo có được miễn vào trại cai nghiện không?

Bị mắc bệnh hiểm nghèo có được miễn vào trại cai nghiện không là trường hợp không ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên trong trường hợp chấp hành cai nghiện thì đây được xét tới là một trường hợp được miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trại cai nghiện bắt buộc. Luật có quy định những trường hợp bắt buộc phải cai nghiện tại cơ sở và cách xin giảm thời gian cai nghiện. Mời bạn đọc xem tiếp bài viết dưới đây để được hiểu rõ hơn.

Khi bị mắc bệnh hiểm nghèo có được miễn vào trại cai nghiện không

Mắc bệnh hiểm nghèo có được miễn vào trại cai nghiện?

Các quy định chung về vấn đề cai nghiện

Thời hạn cai nghiện bắt buộc

Không phải đối tượng nào cũng bắt buộc cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện. Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:

  • Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện.
  • Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
  • Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trúổn định.

Về thời hạn cai nghiện, tùy từng hình thức cai nghiện, từng đối tượng bị nghiện mà thời gian cai nghiện bắt buộc sẽ khác nhau. Căn cứ theo Luật phòng, chống ma túy 2021 quy định về thời hạn cai nghiện như sau:

  • Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng (Khoản 2 Điều 30 Luật phòng, chống ma túy 2021).
  • Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng (khoản 1 Điều 31 Luật phòng, chống ma túy 2021).

>> Xem thêm: Trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc

Cách xin giảm thời gian cai nghiện

Căn cứ Điều 19 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định về giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì đối với từng đối tượng thì cách xin giảm thời gian cai nghiện được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với học viên đã chấp hành một nửa thời hạn quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
  • Học viên bị mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai trong thời gian chấp hành quyết định thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
  • Trường hợp người đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc ốm nặng có xác nhận của bệnh viện mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định.

Cách xin giảm thời gian cai nghiện

Xin giảm thời hạn cai nghiện

Trường hợp người bị nghiện được hoãn đưa vào trại cai nghiện

Căn cứ Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định về các trường hợp người bị nghiện được hoãn đưa vào trại cai nghiện, người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:Trường hợp người bị nghiện được hoãn đưa vào trại cai nghiện

  • Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
  • Gia đình có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Gia đình có khó khăn đặc biệt là gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không có tài sản có giá trị để tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt hoặc có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là lao động duy nhất của gia đình đó và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Lưu ý: Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.

>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VÀO SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC CỦA TÒA ÁN

Bảo lĩnh ra khỏi trại cai nghiện

Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ theo Luật phòng, chống ma túy và các nghị quyết liên quan thì pháp luật quy định về các trường hợp bắt buộc phải cai nghiện tại cơ sở, hoặc các trường hợp được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hiện nay không còn quy định về việc bảo lĩnh người ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc do đó không thực hiện được thủ tục bảo lĩnh.

Dịch vụ luật sư tư vấn hỗ trợ

Dịch vụ luật sư tư vấn

Luật sư tư vấn việc bị mắc bệnh hiểm nghèo có được miễn vào trại cai nghiện

  • Tư vấn các vấn đề về ma túy và các vấn đề hình sự khác liên quan.
  • Tư vấn về các thủ tục về cai nghiện, cai nghiện ma túy.
  • Tư vấn hỗ trợ các thủ tục miễn giảm việc cai nghiện bắt buộc.
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng.
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến nội dung bị mắc bệnh hiểm nghèo có được miễn vào trại cai nghiện không. Trường hợp bạn đọc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục miễn vào trại cai nghiện hoặc có nhu cầu tư vấn luật hình sự vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ, tư vấn. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87