Bị ảnh hưởng bởi covid có được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng không?

Dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trong quan hệ hợp đồng, Covid khiến cho các bên giao kết hợp đồng không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, dẫn đến vi phạm hợp đồng. Vậy nếu tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 thì có được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng hay không? Sau đây, Luật Long Phan sẽ giúp các bạn giải đáp được vấn đề này.

Bị ảnh hưởng của dịch covid có được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng không?

Bị ảnh hưởng của dịch covid có được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng không?

Các yếu tố cấu thành sự kiện bất khả kháng

Một sự kiện được xem là bất khả kháng theo như quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Theo đó, một sự kiện sẽ được coi là bất khả kháng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Sự kiện xảy ra một cách khách quan

Một sự kiện được xem là xảy ra một cách khách quan khi sự kiện đó xảy ra không theo ý chí của các bên, tức không do bất kỳ bên nào tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của bất kỳ bên nào.

Sự kiện xảy ra không thể lường trước được

Một sự kiện được xem là xảy ra không thể lường trước được khi sự kiện đó xảy ra nằm ngoài dự đoán của các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng

>>> Xem thêm: Yếu Tố Loại Trừ Rủi Ro Trong Hợp Đồng Có Xem Là Tình Huống Bất Khả Kháng?

Sự kiện xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

Lúc này bên có nghĩa vụ phải áp dụng mọi biện pháp trong khả năng cho phép để thực hiện các cam kết và nghĩa vụ ghi nhận tại hợp đồng và không thể trông chờ việc xảy ra một trở ngại khách quan để làm căn cứ miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

Covid-19 có được xem là sự kiện bất khả kháng không?

Covid-19 có được xem là sự kiện bất khả kháng không?

Sự kiện dẫn đến hậu quả là bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa vụ hợp đồng

Có thể hiểu rằng, sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp làm bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng.

Covid-19 có được xem là sự kiện bất khả kháng hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 165 BLDS 2015 thì để được coi là sự kiện bất khả kháng phải đáp ứng ba điều kiện:

  • Khách quan
  • Không thể lường trước được
  • Không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Dịch covid 19 xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài ý chí của con người. Cùng với đó sự tác động từ các hành vi, quyết định, văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên. Những hành vi, quyết định, văn bản của Cơ quan Nhà nước liên quan đến các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 là các sự kiện diễn ra nằm ngoài ý chí của các bên nên đáp ứng tính khách quan của sự kiện bất khả kháng.

Tuy nhiên, với điều kiện không thể lường trước được của dịch covid-19 đối với việc thực hiện hợp đồng thì cần phải xem xét nhiều khía cạnh, đặc biệt là thời điểm xác lập hợp đồng các bên đã biết hoặc phải biết về quyết định công bố dịch và các biện pháp pháp lý có thể được áp dụng để hạn chế sự lây lan và phát triển dịch dịch bệnh. Nếu hợp đồng được xác lập trong khoảng thời gian công bố dịch bệnh thì việc ảnh hưởng của dịch bệnh đến việc thực hiện hợp đồng không được coi là sự kiện bất khả kháng.

Đồng thời, điều kiện về việc không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và các khả năng cho phép chỉ đáp ứng khi văn bản pháp luật, quyết định hành chính được ban hành nhằm ngăn chặn, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp đến các bên trong hợp đồng và làm cho hợp đồng không thể thực hiện được.

Chính vì vậy dịch Covid-19 không đương nhiên được xem là sự kiện bất khả kháng mà chỉ được xem là trở ngại khách quan theo quy định tại Điều 156 BLDS năm 2015. Theo đó những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Như đã phân tích thì dịch covid-19 xảy ra một cách khách quan và đã có nhiều tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên trong hợp đồng.

Bị ảnh hưởng bởi covid có được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 thì trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 351 BLDS 2015, trách nhiệm dân sự được hiểu là trách nhiệm phát sinh do bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

Miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng do ảnh hưởng của covid-19

Miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng do ảnh hưởng của covid-19

>>> Xem thêm: Trả Mặt Bằng Đang Thuê Nhận Lại Tiền Cọc Do Ảnh Hưởng Dịch Corona Được Không ?

Trong quan hệ hợp đồng, nghĩa vụ hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là hai phạm trù pháp lý khác nhau. Nghĩa vụ hợp đồng là nghĩa vụ của các bên phát sinh từ các thỏa thuận trong hợp đồng. Về nguyên tắc, nghĩa vụ hợp đồng không được miễn trừ, trừ trường hợp bên có quyền từ bỏ hoặc chủ động miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ đó. Còn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên (bên vi phạm) đối với bên còn lại (bên bị vi phạm).

Trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng, bao gồm phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên. Trách nhiệm dân sự có thể được miễn trong một số trường hợp, như gặp phải sự kiện bất khả kháng.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thì doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng với bên bị vi phạm (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác), nhưng doanh nghiệp sẽ không được miễn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bên còn lại, trừ trường hợp bên có quyền chủ động miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ đó.

Chứng minh dịch Covid-19 là sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

  • Thứ nhất, các doanh nghiệp có thể chứng minh được dịch Covid-19 là sự kiện gây ảnh hưởng hoặc cản trở trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, khiến doanh nghiệp vi phạm hoặc không thể thực hiện hợp đồng đã ký với đối tác. Những ảnh hưởng này có thể là trực tiếp (doanh nghiệp phải dừng hoạt động theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ) hoặc gián tiếp (do các doanh nghiệp cung cấp đầu vào phải dừng hoạt động nên doanh nghiệp không có nguyên liệu để sản xuất, hoặc do các đơn vị vận tải không hoạt động được nên doanh nghiệp không thể thực hiện việc giao hàng đúng hạn…).
  • Thứ hai, doanh nghiệp có thể viện dẫn lý do buộc phải tạm dừng các hoạt động và thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có thể viện dẫn lý do phải thực hiện các lệnh cấm hoặc các biện pháp phòng chống dịch được ban bố bởi các nước liên quan.

>>Xem thêm: Covid-19 Có Được Xem Là Điều Kiện Miễn Trừ Trách Nhiệm Khi Phát Sinh Tranh Chấp Hợp Đồng?

Trên đây là nội dung chi tiết bài viết Bị ảnh hưởng bởi covid có được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng không? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay có các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thì có thể gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG hỗ trợ. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Scores: 4.5 (31 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87