Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa hoặc dịch vụ ở mức giá thấp hơn giá thông thường của nó trên thị trường, nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Theo Luật Cạnh tranh và Luật Quản lý ngoại thương của Việt Nam, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây tổn hại đến nền kinh tế và thương mại quốc tế. Việc phân biệt giữa bán phá giá và các hoạt động giảm giá hợp pháp đòi hỏi sự hiểu biết về khung pháp lý và thực tiễn kinh doanh.

Bán phá giá là gì?
Bán phá giá được hiểu là hành vi bán hàng hóa ra thị trường với giá thấp hơn giá thông thường, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Hành vi này thường được thực hiện có chủ đích nhằm chiếm lĩnh thị phần.
Các yếu tố cấu thành hành vi bán phá giá bao gồm:
- Giá bán thấp hơn giá thành sản xuất hoặc chi phí hợp lý
- Thời gian bán kéo dài, có tính hệ thống
- Gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp cùng ngành
- Mục đích nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Tại khoản 2 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 xác định hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
Phân biệt bán phá giá và giảm giá
Hoạt động giảm giá thông thường và bán phá giá có những đặc điểm khác biệt cơ bản về bản chất và mục đích. Giảm giá là chiến lược kinh doanh hợp pháp nhằm kích cầu tiêu dùng. Trong khi đó, bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Sự khác biệt thể hiện ở các khía cạnh:
- Thời gian: Giảm giá diễn ra trong thời gian ngắn, có kế hoạch rõ ràng. Còn bán phá giá thì thường diễn ra trong thời gian dài, không có kế hoạch rõ ràng
- Mục đích: Giảm giá nhằm xả hàng tồn kho, kích cầu tiêu dùng. Còn bán phá giá là nhằm giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Mức độ: Giảm giá duy trì ở mức hợp lý, đảm bảo lợi nhuận. Bán phá giá thường mức giá sẽ áp dụng mức giá giảm sâu, giá sẽ thấp hơn giá thông thường của cùng loại hàng hóa, dịch vụ ở thị trường
- Tính pháp lý: Giảm giá tuân thủ quy định về khuyến mại. Bán phá giá là hành vi vi phạm pháp luật, không tuân thủ pháp luật về cạnh tranh các luật khác có liên quan
Theo quy định thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 7, Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Giảm giá như thế nào để không bị coi là bán phá giá?
Để thực hiện hoạt động giảm giá đúng quy định pháp luật, doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản.
Tại Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP cũng quy định về về bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo
Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 7, Nghị định 81/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
- Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:
- Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
- Hàng thực phẩm tươi sống
- Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
>>>Xem thêm: Quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại giảm giá
Dịch vụ tư vấn thực hiện hoạt động khuyến mại cho doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn pháp lý về khuyến mại bao gồm:
- Soạn thảo hồ sơ thông báo khuyến mại
- Xin cấp phép khuyến mại (nếu cần)
- Tư vấn về mức giảm giá hợp lý
- Rà soát pháp lý chương trình khuyến mại
- Hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh
- Tư vấn tuân thủ quy định về cạnh tranh
- Đại diện làm việc với cơ quan nhà nước

Việc phân biệt giữa bán phá giá và giảm giá hợp pháp đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh. Để được tư vấn chi tiết về thực hiện chương trình khuyến mại đúng pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ Long Phan PMT qua hotline 1900636387. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.