Con nuôi gây thiệt hại về tài sản, bố mẹ nuôi hay bố mẹ đẻ bồi thường

Con nuôi gây thiệt hại về tài sản bố mẹ nuôi hay bố mẹ đẻ bồi thường theo quy định pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp con nuôi gây thiệt hại về tài sản, pháp luật hôn nhân gia đình đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi đối với con nuôi, trong đó bao gồm cả nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Bài viết này của Long Phan PMT sẽ thông tin đến cho quý bạn đọc những quy định có liên quan về vấn đề trên.

Bố mẹ có bồi thường khi con nuôi gây thiệt hại tài sản

Bố mẹ có bồi thường khi con nuôi gây thiệt hại tài sản

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong pháp luật Việt Nam

Pháp luật Việt Nam quy định rõ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, người nào gây thiệt hại cho người khác về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp thì phải bồi thường. Tuy nhiên, người gây thiệt hại không phải bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Đối với thiệt hại do tài sản gây ra, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc lỗi của bên bị thiệt hại. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi chủ thể, bao gồm cả người độc thân được nhận con nuôi.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Bồi thường thiệt hại thực tế một cách toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Trong trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi do người đó gây ra.
  • Bên được bồi thường sẽ không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra là do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Phân biệt trách nhiệm giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi khi con gây thiệt hại

Theo khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như cha mẹ và con đẻ. Điều này có nghĩa là cha mẹ nuôi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con nuôi gây ra, tương tự như trách nhiệm của cha mẹ đẻ đối với con đẻ.

Theo khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010, cha mẹ đẻ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với cha mẹ nuôi, không còn quyền và nghĩa vụ đối với con đã cho làm con nuôi. Điều này bao gồm cả nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra. Nguyên tắc này áp dụng cho cả trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác về việc chia sẻ trách nhiệm, thì thỏa thuận đó sẽ được ưu tiên áp dụng. Trong mọi trường hợp, quyền lợi của người bị thiệt hại và của con nuôi phải được đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột

Xác định trách nhiệm bồi thường khi con nuôi gây thiệt hại

Trường hợp con nuôi chưa thành niên gây thiệt hại

Trong trường hợp con chưa thành niên, cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 74 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, tủy theo độ tuổi của con mà cha mẹ sẽ có chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở các mức độ khác nhau:

  • Đối với con dưới 15 tuổi, cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu; trừ trường hợp con chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý và trường học có lỗi trong quản lý thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
  • Đối với con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại phải tự bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.

Trường hợp con nuôi đã thành niên gây thiệt hại

Theo nguyên tắc tại khoản 1 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ 18 tuổi trở lên thì phải tự mình bồi thường nếu gây thiệt hại. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý:

  • Theo khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, nếu con nuôi đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, và cha mẹ nuôi là người giám hộ, thì cha mẹ nuôi được sử dụng tài sản của con nuôi để bồi thường. Trong trường hợp tài sản của con nuôi không đủ, cha mẹ nuôi phải bồi thường bằng tài sản của mình (trừ trường hợp chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường).
  • Theo khoản 2, 3 Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015, đối với con nuôi mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian được bệnh viện hoặc tổ chức khác quản lý, nếu những tổ chức này chứng minh được không có lỗi trong việc quản lý, thì cha mẹ nuôi vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong mọi trường hợp, việc xác định trách nhiệm bồi thường cần dựa trên các quy định cụ thể của pháp luật và hoàn cảnh thực tế của vụ việc.

Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại

Khi con nuôi gây thiệt hại về tài sản, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Quá trình này bao gồm các bước chính sau:

Bước 1: Thỏa thuận giữa các bên.

Trước khi đưa vụ việc ra Tòa án, các bên nên tiến hành thương lượng để đạt được thỏa thuận về việc bồi thường. Nếu đạt được thỏa thuận, các bên có thể lập văn bản thỏa thuận và thực hiện theo những thảo thuận đó.

Các bên cũng có thể tham gia thủ tục hòa giải tại cơ sở để được hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận bồi thường thiệt hại nếu phạm vi tranh chấp nằm trong phạm vị hòa giải ở cơ sở quy định tại Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện.

Nếu không đạt được thỏa thuận, người bị thiệt hại có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện bằng các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công Quốc gia (nếu có).

Theo khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 012017NQ-HĐTP).
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

>>> Xem thêm: Tư vấn soạn đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

>>> Xem thêm: Thời gian nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại là bao nhiêu năm?

Bước 3: Thụ lý và giải quyết vụ án.

Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.

Tòa án sẽ tiến hành hòa giải và xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong quá trình này, Tòa án sẽ xem xét các chứng cứ, lời khai của các bên và người làm chứng để đưa ra phán quyết công bằng.

Theo khoản 3 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, căn cứ vào các tình tiết vụ việc, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
  • Đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Thi hành án.

Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải bồi thường không tự nguyện thực hiện, bên được bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc cưỡng chế thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008.

Trong suốt quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, các bên liên quan, bao gồm cả người nhận con nuôi là người độc thân, cần tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để được tư vấn chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại do con nuôi gây ra, Quý khách có thể liên hệ với Luật sư Long Phan PMT – chuyên gia về luật hôn nhân gia đình và nuôi con nuôi. Với kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng, chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và đúng pháp luật.

Thủ tục giải quyết vấn đề bồi thường khi con nuôi gây thiệt hại

Thủ tục giải quyết vấn đề bồi thường khi con nuôi gây thiệt hại

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Cần Thơ

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng, bao gồm trách nhiệm bồi thường khi con cái thiệt hại. Quý khách cần hiểu rõ những quy định này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để được tư vấn chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vui lòng liên hệ Luật sư Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn.

Scores: 4.9 (60 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8