Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế đúng luật

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế đúng luật là trình tự các công việc cần thực hiện để cắt giảm nhân sự khi công ty gặp khó khăn về tài chính và cần thu hẹp mô hình kinh doanh. Để chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, người sử dụng lao động cần tuân thủ các quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục thực hiện. Chi tiết về thủ tục thực hiện sẽ được trình bày trong bài viết trên của Luật Long Phan PMT, mời quý khách tham khảo.

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

Điều kiện doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

Căn cứ Điều 42 Bộ luật Lao động 2019, việc chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế được xem là đúng luật khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, lý do chấm dứt hợp đồng:

  • Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế.
  • Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Thứ hai, phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động trong trường hợp nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc theo quy định của Điều 44, Bộ luật Lao động 2019. Ngoài ra, trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động 2019.

Thứ ba, phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Nếu thỏa mãn các điều kiện kể trên, việc chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế mới được xem là đúng luật.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế cần làm gì?

Hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật

Nếu không đảm bảo được các điều kiện ở trên, việc chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động sẽ được xem là trái luật.

Căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải chịu hậu quả như sau:

  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 này để chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật dẫn đến nhiều rủi ro về pháp lý và cả rủi ro về tài chính, khi quá trình đó không có đóng góp sức lao động nhưng người lao động vẫn có thể nhận tiền lương cho thời gian bị tạm ngừng do lỗi của người sử dụng lao động.

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế đúng luật

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế theo quy định

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế theo quy định

Xây dựng phương án sử dụng lao động

Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động.

Căn cứ Điều 44 Bộ luật Lao động 2019, phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian.
  • Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu.
  • Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
  • Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Lưu ý: Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Chấm dứt hợp đồng với người lao động

Trước khi tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Sau khi đã tiến hành trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người sử dụng lao động cần công khai  phương án sử dụng lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Sau khi hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo đến Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, người sử dụng ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.

Cơ sở pháp lý: Điều 42, Điều 44 Bộ luật Lao động 2019.

Thanh toán đầy đủ quyền lợi cho người lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ các quyền lợi sau cho người lao động, bao gồm:

  • Trợ cấp mất việc làm;
  • Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động;
  • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, sau chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế, trong vòng 14 ngày, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các quyền lợi cho người lao động như trợ cấp, nghĩa vụ bảo hiểm, lương và các quyền lợi khác.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

Để tiến hành tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế. Luật Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ như sau:

  • Tư vấn các trường hợp, điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
  • Tư vấn các quy định pháp luật khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Tư vấn các trường hợp, điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế.
  • Tư vấn thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
  • Tư vấn, rà soát các điều khoản có trong hợp đồng lao động, bảo vệ quyền lợi khi thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Luật sư soạn thảo các biên bản, quyết định, mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế.
  • Luật sư đại diện khách hàng đàm phán giải quyết các tranh chấp về hợp đồng lao động.
  • Luật sư hỗ trợ khách hàng, đại diện làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Luật sư trực tiếp tham gia bảo vệ quyền lợi ích cho khách hàng tại Tòa án.
  • Luật sư đánh giá các chứng cứ, tài liệu, các quyết định của Tòa án, hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục kháng cáo.

Luật sư tư vấn thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Luật sư tư vấn thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

>>>Xem thêm: Luật sư tư vấn cắt giảm lao động vì lý do kinh tế

Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế, người sử dụng lao động cần thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục luật định. Đồng thời, khi thực hiện thủ tục trên, việc liên hệ và nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư lao động là điều cần thiết. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề về lao động, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87