Chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự có giá trị rất lớn trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Tuy pháp luật Việt Nam có thừa nhận giá trị của chứng cứ điện tử trong tố tụng nhưng nhiều đương sự vẫn chưa hiểu rõ vấn đề xác định nguồn, thu thập và đánh giá chứng cứ điện tử do các quy định còn về chứng cứ điện tử vẫn chưa cụ thể. Do đó, Luật Long Phan sẽ gửi đến bạn đọc các vấn đề về chứng cứ điện tử dựa trên Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các luật liên quan.
Chứng cứ điện tử có vai trò vô cùng quan trọng trong tố tụng dân sự
Mục Lục
Khái niệm chứng cứ điện tử
Chứng cứ điện tử là những gì được thu thập từ các thiết bị điện tử và các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu hay các thông tin, dữ liệu từ internet, mạng máy tính, điện thoại di động… được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định.
Cơ sở pháp lý: Khoản 4, Khoản 5 Điều 4 Luật giao dịch điện tử 2005; Điều 93, Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Đặc điểm chứng cứ điện tử
- Tính nguyên bản: Chứng cứ điện tử có thể được sao chép thành nhiều bản sao mà vẫn có đầy đủ các đặc tính nguyên bản của bản gốc.
- Không thể nhìn thấy bằng mắt thường: Chứng cứ điện tử thường được tìm kiếm qua các lệnh trên thiết bị điện tử nên trong nhiều trường hợp, chỉ có các chuyên gia hoặc phải thông qua các công cụ đặc biệt mới tìm kiếm được chứng cứ điện tử.
- Dễ bị ẩn hay biến mất: Một số thiết bị điện tử chứa đựng chứng cứ có thể làm chứng cứ bị ẩn hoặc biến mất do thiếu dung lượng bộ nhớ làm ảnh hưởng chức năng lưu trữ của thiết bị.
- Có thể bị thay đổi hoặc bị phá hủy: Trong quá trình sử dụng thiết bị điện tử, bộ nhớ của thiết bị luôn cập nhật theo yêu cầu của người dùng mà trong quá trình cập nhật hay lưu các thay đổi có thể sẽ làm cho các chứng cứ trong thiết bị này bị thay đổi hoặc bị hủy.
Chứng cứ điện tử có thể tìm thấy ở đâu?
Phân loại chứng cứ điện tử
Theo nguồn chứng cứ
- Chứng cứ do máy tính tự động tạo ra là những tài liệu, dữ liệu được tạo ra từ việc xử lý các dữ liệu đầu vào theo một thuật toán đã được xác định trước bởi chương trình máy tính như lịch trình thanh toán, mẫu thông tin đăng ký trực tuyến, lịch sử giao dịch..
- Chứng cứ điện tử do con người tạo ra là những tài liệu, dữ liệu được tạo ra bởi hành vi của con người và được lưu trữ trong bộ nhớ điện tử như văn bản, bảng biểu, thư điện tử…
Theo cấu tạo chứng cứ
- Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một các logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
- Mật mã điện tử là việc sử dụng các mã, để chỉ những người có mục đích sử dụng thông tin mới có thể đọc và xử lý nó nhằm bảo mật thông tin dữ liệu đó một mã được bảo mật bí mật và bảo vệ thông tin cá nhân truyền qua các kênh công khai thành một biểu mẫu chỉ có thể giải mã bằng một khóa điện tử phù hợp.
- Ký hiệu điện tử là bất kỳ dấu hiệu, đặc điểm hay âm thanh đặc biệt ở dạng điện tử nhằm bảo mật thông tin dữ liệu đó.
- Thông điệp dữ liệu điện tử là dữ liệu điện tử được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử từ đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ, văn bản tố tụng đã được ban hành theo quy định của pháp luật.
- Tài liệu lưu trữ điện tử là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc được số hóa từ tài liệu trên các vật mang tin khác.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005, Khoản 3 Điều 2 Luật lưu trữ 2011, Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP
Theo khả năng lưu trữ
- Dữ liệu điện tử truyền thông là các dữ liệu được hình thành bởi các cuộc trò chuyện, tin nhắn văn bản qua điện thoại hay các cuộc trò chuyện, âm thanh và hình ảnh được truyền trực tuyến mà không được lưu giữ lại.
- Dữ liệu điện tử trong hệ thống Thông tin và Truyền thông là các dữ liệu được tạo, gửi, nhận, lưu trữ hoặc xử lý thông điệp dữ liệu điện tử trên hệ thống máy tính hoặc các thiết bị tương tự mà được lưu giữ lại.
>> Xem thêm: Ghi âm lời nói có được xem là chứng cứ trong vụ án tranh chấp dân sự không ?
Chứng cứ điện tử có thể được hình thành bởi các cuộc trò chuyện, tin nhắn văn bản qua điện thoại
Giá trị của chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự
Tuy chứng cứ điện tử có giá trị chứng minh rất lớn trong quá trình tố tụng dân sự nhưng nhiều trường hợp vẫn mắc lỗi làm cho chứng cứ điện tử không có giá trị chứng minh. Vậy nên, cần lưu ý các vấn đề sau để đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ điện tử:
- Chứng cứ điện tử cần có sự rõ ràng, không bị ẩn, bị thay đổi và không ảnh hưởng đến quyền tác giả, quyền riêng tư của cá nhân, tổ chức hay xâm phạm quốc phòng, an ninh.
- Nhiều trường hợp, đương sự khó chứng minh được tính khách quan, tính hợp pháp của chứng cứ điện tử làm cho chứng cứ điện tử trở nên có giá trị chứng minh thấp hơn chứng cứ truyền thống.
- Pháp luật tố tụng dân sự chưa có quy định về vấn đề bảo quản chứng cứ điện tử. Do đó, các bên cần phải thận trọng khi bảo quản chứng cứ điện tử bởi vì những chứng cứ này có thể bị mất, bị thay đổi không để lại dấu vết.
- Trong nhiều trường hợp, đương sự lưu trữ chứng cứ điện tử không đầy đủ gây đứt quãng thông tin, thiếu logic dẫn đến chứng cứ không có giá trị chứng minh nên cần lưu trữ chứng cứ điện tử thật đầy đủ và chi tiết.
- Chứng cứ điện tử do một bên đương sự cung cấp nếu thiếu tính khách quan sẽ dễ bị các lập luận của bên còn lại trong vụ án phản bác.
- Chứng cứ điện tử chỉ thật sự phát huy giá trị chứng minh trong quá trình tố tụng nếu đương sự biết cách kết hợp với những chứng cứ khác và các lập luận đúng thời điểm, phù hợp quy định pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung về cách phân loại, xác định nguồn và các lưu ý để đảm bảo cho chứng cứ điện tử có giá trị chứng minh trong quá trình tố tụng mà Luật Long Phan muốn cung cấp đến bạn đọc. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc liên quan nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 hoặc email: pmt@luatlongphan.vn để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.