Có được góp vốn tài sản cùng loại nếu tài sản cam kết góp vốn không còn? Đang là vấn đề được nhiều quý khách hàng quan tâm. Nhằm thông tin đến quý khách hàng về quy định pháp luật hiện hành, đồng thời giải thích các vấn đề về các nội dung xoay quanh việc góp vốn để thành lập và hoạt động doanh nghiệp, tài sản góp vốn,… Luật sư Doanh nghiệp tại Công ty Luật Long Phan PMT thực hiện bài viết dưới đây hy vọng có thể giải đáp những thắc mắc nói trên.
Có được góp vốn tài sản cùng loại nếu tài sản cam kết góp vốn không còn?
Mục Lục
Quy định về tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn bao gồm những tài sản được quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp (LDN) 2020, như sau:
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Thời hạn góp vốn
Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà thời hạn góp vốn được pháp luật Doanh nghiệp quy định khác nhau. Cụ thể với từng loại hình được quy định tại LDN 2020 như sau:
Công ty TNHH 1 thành viên (Khoản 2 Điều 75):
- Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
Công ty Cổ phần (Khoản 1 Điều 113):
- Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
- Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Khoản 2 Điều 47):
- Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
- Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
Doanh nghiệp tư nhân (Khoản 1 Điều 189)
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
- Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thời hạn góp vốn theo quy định
Góp vốn bằng tài sản cùng loại nếu tài sản cam kết góp vốn không còn khi nào?
Theo quy định tại khoản 2 điều 47 LDN 2020 thì việc vốn bằng tài sản cùng loại nếu tài sản cam kết góp vốn không còn, như sau:
- Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
Góp vốn bằng tài sản cùng loại nếu tài sản cam kết góp vốn không còn khi nào?
>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hợp danh
Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về vấn đề Có được góp vốn tài sản cùng loại nếu tài sản cam kết góp vốn không còn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu gửi tài liệu hoặc có nhu cầu tìm Luật sư doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87. Thông qua tổng đài chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hy vọng có thể giúp đỡ về nhiều nhu cầu pháp lý khác nhau. Chúng tôi sẽ kết nối quý khách hàng với những luật sư dày dặn kinh nghiệm một cách nhanh nhất và kịp thời. Đúng với tôn chỉ “Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả”.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.