Điều kiện để yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp để ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được cũng như bảo đảm cho việc thi hành án. Vậy điều kiện để Tòa áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Điều kiện để yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) thì phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc cho việc thi hành án.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đương sự có yêu cầu Tòa án đều áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, ngay cả trong trường hợp việc yêu cầu là có căn cứ. Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 133 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện. Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị Quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự, theo đó:

Chỉ áp dụng biện pháp khi có yêu cầu của đương sự

Chỉ áp dụng biện pháp khi có yêu cầu của đương sự. Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về các biện pháp tòa án tự mình ra quyết định áp dụng thì không có biện pháp phong tỏa tài sản. Chính vì vậy, để áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản thì bắt buộc phải có yêu cầu của đương sự. Đây được xem là điều kiện tiên quyết trong việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản.

Chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị từ mức yêu cầu trở xuống

Trong trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu phong tỏa tài sản có giá trị thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ thực hiện, thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị từ mức yêu cầu trở xuống

Chỉ được phong tỏa tài sản tương đương với phần nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp.

Trong trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu phong tỏa tài sản để bảo đảm nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản đó trở xuống.

Trình tự yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp

Trình tự yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp

Trình tự yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản

Người có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp phong toả tài sản khẩn cấp tạm thời viết đơn yêu cầu đề nghị việc phong tỏa nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu và người bị yêu cầu áp dụng việc phong tỏa tài sản;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;
  • Ghi rõ biện pháp cần được áp dụng là Phong tỏa tài sản;
  • Các yêu cầu cụ thể khác.

Người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án các tài liệu chứng cứ (nếu có) để chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp trên.

>>>Xem thêm: Thủ tục kê biên tài sản đang tranh chấp

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 136 BLTTDS 2015 thì khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì bắt buộc phải áp dụng biện pháp bảo đảm và chỉ khi người yêu cầu thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Tòa án mới ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đề nghị của Tòa thì người yêu cầu có thể nộp chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân khác hoặc chứng từ về việc gửi tiền, kim loại giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa. Sau khi xét xử xong vụ án và xác định việc thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời là đúng và không gây thiệt hại, Tòa sẽ ra quyết định cho phép giải ngân tài khoản phong tỏa để người yêu cầu nhận lại giá trị tài sản. Về thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định cụ thể tại Điều 13, 14 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.

Trách nhiệm do áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng

Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản là cần thiết để ngăn chặn việc người có nghĩa vụ tẩu tán tài sản cũng như đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, người yêu cầu áp dụng biện pháp cũng cần lưu ý vì trong trường hợp áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp Tòa án phải bồi thường do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba như:

  • Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân

>>>Xem thêm: Đơn ngăn chặn phong tỏa tài sản

Luật sư hỗ trợ

Luật sư hỗ trợ

Liên hệ luật sư

Trên đây là bài viết về “Điều kiện để yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ”. Nếu có vấn đề nào cần được hỗ trợ của TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87