Do tác động của dịch Covid-19 đã làm cho nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến tình trạng người lao động bị mất việc làm. Vậy Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản do dịch Covid-19 sẽ được giải quyết như thế nào. Để giải đáp thắc mắc này, xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp phá sản
>>>Xem thêm: Thứ tự ưu tiên thanh toán khi công ty phá sản
Mục Lục
Quyền ưu tiên thanh toán lương và các khoản trợ cấp
Theo quy định tại khoản 2, Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp doanh nghiệp phá sản thì tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 như sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
- Với quy định này, doanh nghiệp sẽ phải ưu tiên thanh toán cho quyền lợi của người lao động trước tiên sau khi đã chi trả chi phí phá sản.
Các quyền lợi về thanh toán lương và các khoản trợ cấp được quy định như sau
- Được thanh toán tiền lương
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp doanh nghiệp phá sản có thể kéo dài thời hạn thanh toán nhưng không được quá 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019.
Theo đó, công ty phải có trách nhiệm chi trả tiền lương lao động theo thời gian làm việc thực tế chưa được thanh toán lương trong thời gian quy định.
- Được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được người sử lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu.
Quyền được giải quyết các chính sách, chế độ bảo hiểm theo hợp đồng lao động
Theo Điều 48, Bộ luật lao động 2019 thì ngoài việc được trả tiền lương, trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp còn phải thanh toán các loại bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp…cho người lao động theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký.
Theo Điều 50 Luật việc làm năm 2013 Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp theo bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Doanh nghiệp phá sản cần thực hiện những nghĩa vụ nào?
>>>Xem thêm: Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu
Quyền được hưởng trợ cấp của chính phủ và chính quyền do dịch Covid-19
Theo Nghị quyết 68/2021/NQ-CP hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 có quy định người bị mất việc có được hưởng một số trợ cấp sau:
- Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.
- Người lao động tại điểm 4, 5, 6 Mục II của Nghị quyết 68/2021/NQ-CP, đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha.
Dịch vụ luật sư hỗ trợ pháp luật lao động
>>>Xem thêm: Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản do dịch Covid-19. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 hoặc liên hệ trực tiếp với luật sư lao động của chúng tôi để được tư vấn pháp luật lao động một cách nhanh chóng và kịp thời
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.