Doanh nghiệp có được nợ lương công nhân do dịch Covid?

Dịch Covid đang là mối lo ngại của toàn thế giới, đại dịch này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, sinh hoạt của mọi người. Các doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn trong vấn đề trả lương cho công nhân. Vậy doanh nghiệp có được nợ lương công nhân do dịch Covid không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này.

Công nhân đi làm trong dịch Covid

Công nhân đi làm trong dịch Covid

Nguyên tắc trả lương cho người lao động

Người lao động chi trả cho sinh hoạt dựa vào phần lương được các doanh nghiệp trả cho mình. Do đó, việc nắm rõ nguyên tắc trả lương là một việc hết sức cần thiết đối với mỗi người lao động.

Căn cứ theo Điều 96 “Bộ luật lao động 2019”  quy định về Nguyên tắc trả lương như sau

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương”.

Như vậy, người sử dụng lao động (doanh nghiệp) phải trả lương trực tiếp và đầy đủ cho người lao động. Nếu người sử dụng lao động có sử dụng lao động qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự, Nhà nước cho phép người sử dụng lao động có thể trả lương thông qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự này.

Về mức tiền lương người lao động được trả sẽ do hai bên thỏa thuận và quy định trong hợp đồng lao động.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải trả lương đúng thời hạn cho người lao động tùy vào tính chất công việc và hình thức trả lương đã thỏa thuận trước đó. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm ra mọi biện pháp khắc phục nhưng không trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng và phải trả thêm cho người lao động do trả chậm tiền lương

Dịch Covid và các chính sách phòng chống dịch có là điều kiện để hoãn nghĩa vụ?

Dịch Covid là dịch bệnh nguy hiểm

Viruss Corona – Viruss gây ra đại dịch Covid 19

Viruss Corona – Viruss gây ra đại dịch Covid 19

COVID-19 là một loại virus (cụ thể hơn là virus Corona) được xác định là nguyên nhân gây ra dịch bệnh suy hô hấp được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đối với các trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, các báo cáo cho thấy các triệu chứng bệnh khá đa dạng từ nhẹ hoặc không có triệu chứng biểu hiện rõ nét nào, cho đến những trường hợp bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Nhiều điều vẫn chưa sáng tỏ về cách thức lây lan của chủng virus mới COVID-19.

Những thông tin, kiến thức hiện nay phần lớn dựa vào các thông tin đã biết của các chủng virus Corona tương tự. Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1/2020 (khi xác định người đầu tiên nhiễm bệnh), bệnh do chủng mới của virus corona gây ra. Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này là “bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu”. 

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì: “Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.”

Vào ngày 01 tháng 02 năm 2020, Thủ Tướng Chính Phủ đã có văn bản hỏa tốc quyết định về việc công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Ngoài ra, Thủ Tướng Chính Phủ cũng đã ra thêm Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg cho thấy vấn đề cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Covid.

Hiện nay, số ca nhiễm bệnh và tử vong do dịch Covid vẫn đang tăng hàng ngày trên toàn thế giới thế nhưng vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào dùng để đặc trị bệnh do viruss này gây ra.

Dịch Covid là trở ngại khách quan và thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Hiện nay, hầu như doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid. Vì vậy, nếu cứ lấy lý do dịch Covid-19 để được miễn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng sẽ không còn quan hệ hợp đồng nào nữa được thực hiện. Mặc dù trong thực tế dịch Covid khiến cho cơ quan có thẩm quyền ban hành giãn cách xã hội nhưng vẫn có những doanh nghiệp được phép hoạt động. Vì vậy, cần dựa vào từng hoàn cảnh cụ thể để xem xét việc dịch Covid có ảnh hưởng tới hoàn cảnh thực hiện hợp đồng hay không. Việc hoàn cảnh thay đổi dẫn đến việc thực hiện hợp đồng bị thay đổi. Khi đó, chúng ta cần áp dụng Điều 420 BLDS 2015 về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Chính sách phòng chống dịch có được xem là điều kiện miễn trách nhiệm khi nợ lương

Dịch Covid là sự kiện gây ảnh hưởng, cản trở trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Chính sách phòng chống dịch được Chính Phủ đưa ra (Chỉ thị16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cũng đã cản trở trực tiếp đến doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải dừng hoạt động.

Theo Điều 294 Luật Thương Mại 2005 có quy định thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

  1. Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
  2. Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
  3. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
  4. Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Trong quan hệ hợp đồng lao động, nghĩa vụ hợp đồng sẽ không được miễn trừ. Vậy, doanh nghiệp do chính sách phòng chống dịch và ảnh hưởng bởi dịch Covid thì sẽ không được miễn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nhưng theo Luật Thương mại 2005 thì sẽ được miễn trách nhiệm khi nợ lương công nhân.

>>>Xem thêm: Cách để doanh nghiệp cách giảm lương nhân viên đúng luật mùa Covid

Trong mùa dịch Covid doanh nghiệp có được nợ lương công nhân không?

Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, Công ty phải trả lương đúng hạn, đầy đủ cho người lao động. Bên cạnh đó, kỳ hạn trả lương được quy định như sau:

 NLĐ hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

 NLĐ hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

 NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp nhưng không khắc phục được, không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.

Như vậy, công ty chỉ được nợ lương công nhân không quá 30 ngày trong trường hợp bất khả kháng. Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì doanh nghiệp phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có thỏa thuận về vấn đề nợ lương với công nhân trong mùa dịch thì sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của hai bên.

>>>Xem thêm: Làm việc tại nhà mùa dịch, công ty có được giảm lương nhân viên không

Hướng giải quyết khi không thỏa thuận vấn đề nợ lương với NLĐ

Hướng xử lý khi người lao động bị nợ lương

Hướng xử lý khi người lao động bị nợ lương

Theo Điều 36 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định về 07 trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong đó có trường hợp “Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;” Vì vậy, khi người sử dụng lao động không thỏa thuận về vấn đề nợ lương với người lao động là do vấn đề khách quan là dịch Covid thì hướng giải quyết sẽ là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện về căn cứ chấm dứt theo quy định pháp luật và thời gian báo trước. Theo Khoản 2 Điều 36 Bộ Luật Lao Động 2019 thì người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

  1. Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  2. Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  3. Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
  4. Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến việc Doanh nghiệp có được nợ lương công nhân do dịch Covid. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu cần hỗ trợ gửi hồ sơ tài liệu hoặc cần đặt lịch gặp trực tiếp luật sư doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp, tư vấn luật doanh nghiệp một cách nhanh chóng và kịp thời. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. 

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87