Ai sẽ chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng? được nhiều người quan tâm trong giao dịch trao đổi hàng hóa. Nhiều chủ thể khi tham gia các quan hệ mua bán vẫn xác định được chủ thể, thẩm quyền phải chịu trách nhiệm. Các thông tin về vấn đề này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Hàng hóa
>> Xem thêm: Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Mục Lục
- 1 Sự kiện bất khả kháng là gì?
- 2 Trách nhiệm của các bên khi xảy ra thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
- 3 Điều kiện để được miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng
- 4 Hậu quả pháp lý khi xảy ra trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
- 5 Khởi kiện giải quyết tranh chấp khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là gì?
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Khi giao kết hợp đồng các bên nên thỏa thuận về các sự kiện nào được coi là bất khả kháng. Đình công, cháy nổ, mưa bão, cúp điện có được xem là sự kiện bất khả kháng không để tránh các tranh chấp không đáng có xảy ra giữa các bên.
Sự kiện bất khả kháng
>> Xem thêm: Bị Ảnh Hưởng Bởi Covid Có Được Miễn Trách Nhiệm Thực Hiện Hợp Đồng Không?
Trách nhiệm của các bên khi xảy ra thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng bên vi phạm hợp đồng sẽ được xem xét để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Điều 295 Luật Thương mại 2005 thì bên vi phạm nghĩa vụ khi xảy ra trường hợp bất khả kháng cần phải thông báo ngay bằng văn bản với bên còn lại về sự kiện bất khả kháng và những hậu quả có thể xảy ra. Bên vi phạm cần có hành vi để ngăn chặn thiệt hại bằng cách áp dụng mọi biện pháp có thể.
Điều kiện để được miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng
Hàng hóa bị thiệt hại
Để được miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm phải đáp ứng các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, cụ thể là:
- Bên vi phạm phải chứng minh được sự kiện xảy ra được xem là sự kiện bất khả kháng theo quy định của hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng bên vi phạm phải thông báo ngay cho bên còn lại biết bằng văn bản về sự kiện xảy ra.
- Bên vi phạm phải áp dụng mọi biện pháp trong khả năng của mình để ngăn chặn thiệt hại xảy ra.
- Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng của mình.
Hậu quả pháp lý khi xảy ra trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Khi xảy ra trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng hợp đồng sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 296 Luật Thương mại 2005.
- Các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng để thực hiện cộng với thời gian để khắc phục sự cố.
- Đối với trường hợp hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng mà bên vi phạm đã thông báo cho bên bị vi phạm đồng thời áp dụng hết các biện pháp để ngăn chặn thiệt hại thì trong trường hợp này không một bên nào được quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
- Các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra thì phải thông báo cho bên còn lại biết để bên còn lại không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Khởi kiện giải quyết tranh chấp khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Thẩm quyền giải quyết
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại giữa các bên thuộc về Tòa án theo quy định tại Điều 26 và Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn Trọng tài để giải quyết
>> Xem thêm: Hướng xử lý khi đối tác giao hàng không đúng thỏa thuận
Trình tự giải quyết
Trình tự giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại được thực hiện theo Luật Trọng tài thương mại 2010. Sau khi gửi đơn khởi kiện đến Trung tâm Trọng tài thương mại, nếu các bên không thể thỏa thuận để giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài sẽ được thành lập. Sau đó sẽ tiến hành mở phiên họp để giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài sẽ ra phán quyết để giải quyết vấn đề.
Trình tự giải quyết tranh chấp tại Tòa án được giải quyết theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Các bên khi xảy ra tranh chấp về trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng các bên có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Sau khi nhận đơn, Tòa án có thể yêu cầu các bên bổ sung, sửa đổi đơn khởi kiện. Sau đó sẽ ra quyết định thụ lý vụ án. Sau khi tiến hành thụ lý vụ án sẽ tiến hành hòa giải giữa các bên. Nếu hòa giải không thành sẽ có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê xe
Trên đây là những quy định về người chịu trách nhiệm thiệt hại về hàng hóa do sự kiện bất khả kháng gây ra. Các trường hợp nào được coi là sự kiện bất khả kháng. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng bên vi phạm cần làm gì để được miễn trách nhiệm. Để được tư vấn về các vấn đề liên quan bạn đọc liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.