Khi nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo là vấn đề được cả người lao động lẫn người sử dụng lao động quan tâm. Thực tế việc cho người lao động đi đào tạo tay nghề và sau đó xảy ra xung đột vẫn thường xuyên xảy ra trong các doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định bồi thường chi phí đào tạo là gì? Căn cứ nào để bồi thường chi phí? Trong trường hợp nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo? Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc có hiểu rõ về vấn đề này.
Các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo.
Mục Lục
Bồi thường chi phí đào tạo
Bồi thường chi phí đào tạo là gì?
Căn cứ Khoản 3, Điều 62, Bộ luật Lao động 2019 theo đó, chi phí đào tạo được hiểu là các khoản chi có chứng từ hợp lệ mà người sử dụng lao động chi trả cho việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ thuật nghề nghiệp của người lao động ở trong hoặc ngoài nước (Kể cả chi phí này là kinh phí đào tạo do đối tác của người sử dụng tài trợ) theo hợp đồng đào tạo nghề nghiệp.
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản:
- Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
- Chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo tại nước ngoài.
Như vậy, bồi thường chi phí đào tạo được hiểu là người lao động sẽ hoàn trả lại chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận.
Chủ thể nào phải bồi thường chi phí đào tạo
Căn cứ Điều 40, Bộ luật Lao động 2019, người lao động có nghĩa vụ phải bồi thường chi phí đào tạo khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật của người lao động là các trường hợp chấm dứt hợp đồng không thuộc quy định tại Điều 35, Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ bồi thường chi phí đào tạo
Ký kết hợp đồng đào tạo.
Căn cứ Điều 62, Bộ luật Lao động 2019, nếu các bên người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận với nhau về việc người lao động sẽ được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong nước hoặc tại nước ngoài thì các bên phải ký kết với nhau hợp đồng đào tạo nghề.
Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung sau:
- Nghề đào tạo;
- Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
- Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
- Ghi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
- Trách nhiệm của người lao động.
Theo đó, hợp đồng đào tạo nghề là một trong các căn cứ để phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia đào tạo. Nội dung của hợp đồng nghề có ghi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả phí đào tạo, trách nhiệm của người lao động là căn cứ để bồi thường chi phí đào tạo, nếu các bên có thỏa thuận khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động phải hoàn trả chi phí lao động.
>>>Tham khảo thêm: Mẫu cam kết bồi thường chi phí đào tạo
Mặt khác, theo quy định của pháp luật việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là một căn cứ để phát sinh việc bồi thường chi phí đào tạo của người lao động.
Các trường hợp phải bồi thường chi phí lao động
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng không thuộc các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 35, Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ Khoản 3, Điều 40, Bộ luật Lao động 2019, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động các khoản chi phí đào tạo theo Điều 62 cùng các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp chi phí đào tạo phải làm việc cho họ theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo, nếu không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi thường.
Người lao động chấm dứt hợp đồng theo pháp luật
Người lao động chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật lao động tại Điều 35, Bộ luật Lao động 2019 nhưng trong hợp đồng đào tạo nghề của các bên có thỏa thuận về việc trách nhiệm hoàn phí, trách nhiệm của người lao động khi thực hiện hợp đồng đào tạo, thì dù chấm dứt hợp đồng đúng quy định của pháp luật nhưng bên người lao động vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo.
Hướng dẫn xử lý khi bị người sử dụng yêu cầu bồi thường trái luật
Bồi thường chi phí đào tạo chỉ diễn ra khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc chấm dứt hợp đồng mà trong đó có quy định về việc hoàn trả chi phí lao động Do đó, trong trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu bồi thường chi phí lao động không thuộc trong các trường hợp trên, người lao động có quyền không hoàn trả. Nếu bị người sử dụng lao động chèn ép, gây khó khăn trong lao động thì nên tìm sự hỗ trợ của pháp luật.
Trên đây là bài viết liên quan đến các vấn đề các trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan chưa rõ, cần tư vấn luật lao động. Vui lòng liên hệ Công ty Luật LONG PHAN PMT qua Hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ LAO ĐỘNG tư vấn. Xin cảm ơn.
Xin chào em đang tìm hiểu về lương, hệ số lương, khai trình lao động, báo cáo sử dụng lao động, BHXH….
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.