Con sinh ra sau ly hôn có được xác nhận là con chung đang là vấn đề của rất nhiều cặp vợ chồng sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân vấp phải khi họ muốn nhận con hoặc muốn xác định nghĩa vụ của mình đối với con cái sau này. Việc xác định con sinh ra sau khi ly hôn có phải con chung sẽ được bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho quý bạn đọc.
Con sinh ra sau ly hôn
Mục Lục
Cách xác định con chung của vợ, chồng
Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình như sau: Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
Ngoài ra, tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc xác định cha mẹ, con chung của vợ, chồng được xác định như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ, chồng.
- Trong trường hợp con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân, tức là con chung của vợ, chồng
- Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con được sinh ra sau thời kỳ hôn nhân trong các trường hợp trên là con chung của 2 người thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
- Cha, mẹ của đứa trẻ có thể tự mình xác minh hoặc yêu cầu Tòa án xác định đứa trẻ là con mình.
- Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định, con sinh ra trước khi đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.
Nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
Nghĩa vụ của vợ, chồng đối với con chung sau khi ly hôn
- Nếu đứa con đó đúng là con chung của vợ, chồng thì người vợ, chồng sẽ phải có trách nhiệm, nghĩa vụ về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn; thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, có quyền, nghĩa vụ thăm nom và có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định pháp luật.
- Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
- Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
- Nếu người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
- Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 81, 82, 83, 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
>>>Xem thêm: Cha không chịu nhận con giải quyết thế nào?
Luật sư hỗ trợ việc xác định con chung của vợ, chồng
Luật sư hỗ trợ khách hàng xác định con chung
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu pháp luật, Luật Long Phan chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất về việc:
- Tư vấn về cách xác định con chung của vợ chồng
- Tư vấn về trường hợp vợ hoặc chồng không muốn nhận con
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với con cái
- Tư vấn quy định về xác định quan hệ cha, con sau khi ly hôn;
- Hướng dẫn xác định quan hệ huyết thống cha con;
- Tư vấn hướng dẫn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn;
- Tư vấn về nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái của cha, mẹ
Việc xác định cha con đối với con hình thành sau khi ly hôn được xác định theo quy định luật hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp con sinh ra trong thời gian 300 ngày kể từ ngày ly hôn trên thực tế đều là con chung, vì vậy việc xác định con chung còn phụ thuộc vào yếu tố chứng minh quan hệ huyết thống.Nếu quý bạn đọc có gì thắc mắc về nội dung ly hôn hoặc muốn tìm kiếm những quy định pháp lý liên quan, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.63.63.87 để được Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.
Bài viết liên quan quan hệ cha con có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục làm khai sinh cho con khi bố mẹ đã ly hôn
- Tòa lấy ý kiến con trên 7 tuổi trong vụ án ly hôn mấy lần?
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.