Điều kiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án

Điều kiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án là căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Khi thỏa các điều kiện quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi đã có bản án của Tòa án, người mong muốn giành lại quyền nuôi con sẽ nộp đơn khởi kiện cùng chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhằm giải quyết và công nhận quyền nuôi con của bạn. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết hơn về vấn đề này cho quý bạn đọc.

Điều kiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án

Có thể thực hiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án?

Để có thể thực hiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án cần căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bạn cần chứng minh người có được quyền nuôi con sau ly hôn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (về mặt sức khỏe, tinh thần, học tập…) và bạn phải có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con bạn hơn vợ/chồng của bạn thì Tòa án sẽ căn cứ vào những căn cứ trên nhằm ra phán quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Nếu vợ/chồng đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con, bạn có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con. Nếu như vợ/chồng bạn không thỏa thuận được thì tranh chấp về việc đòi lại quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Điều 28 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, do đó bạn có thể gửi đơn khởi kiện cùng chứng cứ về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn đang cư trú.

Có thể thực hiện giành lại quyền nuôi cả 2 con khi đã có bản án của Tòa án?

Để có thể thực hiện giành lại quyền nuôi cả 2 con khi đã có bản án của Tòa án cần căn cứ theo độ tuổi của con theo quy định tại khoản 2 và khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

  • Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con;
  • Luật không quy định về trường hợp trẻ từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi sẽ xem xét như thế nào;
  • Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi con.

Do đó, để có thể giành lại quyền nuôi cả 2 con khi đã có bản án của Tòa án cần chứng minh cho Tòa án thấy bạn có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con và có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con bạn hơn vợ/chồng của bạn, bên cạnh đó nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên cần cần xem xét nguyện vọng của con.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thực hiện giành lại quyền nuôi cả 2 con khi đã có bản án của Tòa án nếu đủ các điều kiện trên.

thủ tục giành lại quyền nuôi con

Giành quyền nuôi 2 con sau khi có bản án của Tòa án

Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn

Trình tự thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án?

Hồ sơ cần thiết cho việc giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án

Trường hợp vợ/chồng thỏa thuận được về quyền nuôi con, hồ sơ gồm có:

  • Vợ/chồng lập văn bản thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn;
  • Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con;
  • Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.

Hồ sơ khởi kiện đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con của vợ/chồng gồm có:

  • Đơn khởi kiện (Mẫu đơn xin giành lại quyền nuôi con theo link bên dưới);
  • Bản án ly hôn;
  • Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.

Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con

Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án

Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án được thực hiện theo quy định tại các Điều 28,35 và 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn (người đang trực tiếp nuôi con bạn) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nộp đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, lúc này Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Thời gian giải quyết sẽ được quy định tại Điều 203 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

  • Theo điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ Luật này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, nhưng nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì thời hạn sẽ không quá 06 tháng;
  • Theo khoản 4 Điều 203 Bộ Luật này quy định thời hạn mở phiên tòa là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

hồ sơ giành lại quyền nuôi con

Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án

Luật Long Phan PMT tư vấn về việc giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cung cấp một số dịch vụ sau đây, quý bạn đọc có thể tham khảo:

  • Luật sư tư vấn tổng quan và toàn diện về điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định
  • Luật tư hướng dẫn thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu giải quyết sự việc
  • Luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo các đơn từ trong quá trình tố tụng tại Tòa án
  • Tư vấn về mức phạt khi vợ hoặc chồng cấm cản việc không cho gặp con sau khi ly hôn
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan đến hôn nhân gia đình theo nhu cầu của khách hàng

Trên đây là bài viết về điều kiện cũng như thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án. Theo đó, nếu một trong các bên có cơ sở chứng minh cho yêu cầu của mình thì hoàn toàn có thể giành được quyền nuôi con theo quy định. nếu Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đến Hotline số 1900636387 nhằm được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH giải đáp các vướng mắc pháp lý.

>>> Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

6 thoughts on “Điều kiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án

  1. Nguyễn huy tâm says:

    Nếu thuận tình ly hôn toa giải xong con một người nuôi một đứa.con. Khi bt ra vợ mình từng sống như vợ chồng với ngta trước khi toà giải quyết đơn xin ly hôn. Vừa có quyết đinh của toà án xong. Vợ mình xin chuyển hộ khẩu tên vợ và tên về trên đó nhập vộ làm giấy đăng ký hôn liền. Và hiện tậi vợ mình cũng kg làm gì phụ thuộc vào người sau này.công việc kg ổn định thiếu thôn. Mình có đc quyền nhận lại nuôi con hay kg.trong khi đó vợ minh kg chẳp nhận cho mình nuôi. Mình có đc khởi kiện lại dành quyền nuôi con hay kg. Mình muốn tốt cho sau này thôi. Nhưng cố chấp kg nghe.mà nói mặc tình cho số phận

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Chào bạn,
      Để có thể giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn, bạn cần chứng minh người có được quyền nuôi con sau ly hôn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (về mặt sức khỏe, tinh thần, học tập…) và bạn phải có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con bạn hơn vợ/chồng của bạn thì Tòa án sẽ căn cứ vào những căn cứ trên nhằm ra phán quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con.
      Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 và khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp con của bạn từ đủ 7 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con; trường hợp con của bạn dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi con.
      Trân trọng!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  2. Hoàng Thị Yến says:

    Hiện nay tôi đã ly hôn với chồng, và đã lấy chồng mới, tôi và chồng thỏa thuận mỗi người nuôi 1 con (lúc đó con út chưa đủ 36 tháng) vậy hiện tại Tôi có thể giành lại quyền nuôi con sau khi đã xóa bản án thuận tình ly hôn không ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87