Ủy hết quyền cho Luật sư tham gia tố tụng là việc thân chủ cho phép Luật sư toàn quyền thay mặt mình tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng văn bản ủy quyền. Luật sư sẽ thực hiện những công việc gì sau khi được ủy quyền? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chỉ dẫn pháp lý cho bạn đọc.
Mục Lục
Quyền của đương sự khi tham gia giải quyết tranh chấp dân sự tại tòa án
Căn cứ theo Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đương sự khi có các quyền trong phiên tòa như:
- Thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu;
- Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
- Đề nghị xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc;
- Đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành hoặc tự hòa giải;
- Nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
- Tham gia phiên tòa, phiên họp do Tòa án tổ chức;
- Đề xuất những vấn đề cần hỏi người khác;
- Đối chất với đương sự khác hoặc với người làm chứng.
- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;
- Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án…
Công việc Luật sư cần làm khi đại diện cho khách hàng giải quyết tranh chấp
Tại tòa án
- Nộp đơn khởi kiện, phản tố hoặc các loại văn bản pháp lý khác theo quy trình tố tụng;
- Nộp các loại chi phí tố tụng theo luật định;
- Xuất trình những chứng cứ, tài liệu phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp;
- Sao chụp chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án;
- Tham gia các phiên họp hòa giải, phiên làm việc theo văn bản triệu tập của Tòa án;
- Tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng tại phiên xét xử…
Ngoài tòa án
- Nghiên cứu và phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp, từ đó vạch ra ra phương án tối ư;
- Tư vấn về các trình tự, thủ tục tố tụng;
- Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp;
- Hỗ trợ thân chủ trong việc đàm phán, hòa giải ngoài Tòa án;
- Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu;
- Trợ giúp đương sự soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước cơ quan chức năng;
- Tư vấn về thủ tục và quy trình liên quan đến thi hành án;
- Đại diện trong thủ tục thi hành án dân sự…
Thân chủ có trực tiếp tham gia tranh chấp tại Tòa án?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 85 và khoản 2 Điều 86 BLTTDS 2015 thì Luật sư sẽ là người thay mặt đương sự thực hiện công việc theo nội dung thỏa thuận trong giấy ủy quyền. Do đó, thân chủ không cần trực tiếp tham gia tố tụng nếu đã thuê Luật sư trừ trường hợp vượt quá phạm vi ủy quyền hoặc pháp luật quy định cấm ủy quyền (ví dụ: ly hôn).
Lợi ích khi thuê luật sư bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự
- Am hiểu, quen thuộc với trình tự, thủ tục tố tụng, thi hành án;
- Hiểu biết sâu rộng, nắm bắt được các quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Đã tiếp xúc và dày dạn kinh kiệm đối với việc các giải quyết tranh chấp tại Tòa án;
- Biết cách tìm kiếm, thu thập chứng cứ có lợi cho thân chủ;
- Có khả năng trình bày quan điểm rõ ràng, lập luận sắc bén;
- Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí pháp lý cần thiết.
Trên đây là nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp tại Tòa án của chúng tôi. Nếu quý độc giả còn điều gì vướng mắc về dịch vụ pháp lý cần luật sư tư vấn luật dân sự vui lòng liên hệ cho qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.